Người H'Mông là một nhóm dân tộc có địa bàn cư trú ở Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á như Lào, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar... Theo một số giả thuyết được đưa ra, tổ tiên người H’Mông đã từng sống ở vùng Siberia cận Bắc Cực trước khi di cư về phía Nam vài ngàn năm trước.Quan điểm này được củng cố bằng một huyền thoại mà người H’Mông còn lưu truyền đến nay, đó là tổ tiên của họ sống ở một vùng quanh năm tuyết phủ, băng giá, ngày và đêm kéo dài đến cả 6 tháng – hiện tượng đặc trưng ở khu vực cận cực.Với người H’Mông thế hệ sau sống ở vùng nhiệt đới châu Á, do không biết đến băng tuyết nên ngôn từ họ dùng để kể chuyện là “nước cứng” thay cho băng và “cát trắng mịn” thay cho tuyết.Một chứng cứ khác cho thấy người H’Mông di cư xuống phía Nam từ khu vực cận Bắc Cực là nghi thức an táng “chỉ đường” của họ. Trong nghi thức này, người đã chết được chỉ dẫn cho về với tổ tiên, cội nguồn, là một nơi cực kỳ lạnh lẽo, chỉ toàn tuyết và băng giá.Cho đến ngày nay, ở khu vực Siberia của nước Nga vẫn là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số với đặc điểm nhân chủng học gần gũi với người H’Mông. Không loại trừ khả năng, người H’Mông và một số cộng đồng hiện tồn ở Siberia vẫn có mối liên hệ gần gũi về mặt di truyền.Vậy người H'Mông đã vượt hàng ngàn dặm để đến vùng Đông Nam Á như thế nào? Theo truyền thuyết của họ, trong một chuyến đi săn, một người thợ săn và con chó của mình đã theo đuổi con mồi trong một số ngày trong tuyết.Khi hết lương thực, người thợ săn phải quay về mà không có con chó của mình. Khi ông bắt đầu lên đường trở lại thì con chó đã ở phía sau lưng. Khi ôm con chó, người thợ săn đã phát hiện thấy ra những hạt cây lạ dính trên lông của nó. Đi theo con chó, ông đã đến một vùng đất mới... Đến nay, tất cả vẫn chỉ là giả thuyết mang tính nghi ngờ, chưa được chứng minh bởi các nhà khoa học. Mời quý độc giả xem video: Có một Ninh Bình non nước hữu tình đến thế. Nguồn: VTV Review.
Người H'Mông là một nhóm dân tộc có địa bàn cư trú ở Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á như Lào, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar... Theo một số giả thuyết được đưa ra, tổ tiên người H’Mông đã từng sống ở vùng Siberia cận Bắc Cực trước khi di cư về phía Nam vài ngàn năm trước.
Quan điểm này được củng cố bằng một huyền thoại mà người H’Mông còn lưu truyền đến nay, đó là tổ tiên của họ sống ở một vùng quanh năm tuyết phủ, băng giá, ngày và đêm kéo dài đến cả 6 tháng – hiện tượng đặc trưng ở khu vực cận cực.
Với người H’Mông thế hệ sau sống ở vùng nhiệt đới châu Á, do không biết đến băng tuyết nên ngôn từ họ dùng để kể chuyện là “nước cứng” thay cho băng và “cát trắng mịn” thay cho tuyết.
Một chứng cứ khác cho thấy người H’Mông di cư xuống phía Nam từ khu vực cận Bắc Cực là nghi thức an táng “chỉ đường” của họ. Trong nghi thức này, người đã chết được chỉ dẫn cho về với tổ tiên, cội nguồn, là một nơi cực kỳ lạnh lẽo, chỉ toàn tuyết và băng giá.
Cho đến ngày nay, ở khu vực Siberia của nước Nga vẫn là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số với đặc điểm nhân chủng học gần gũi với người H’Mông. Không loại trừ khả năng, người H’Mông và một số cộng đồng hiện tồn ở Siberia vẫn có mối liên hệ gần gũi về mặt di truyền.
Vậy người H'Mông đã vượt hàng ngàn dặm để đến vùng Đông Nam Á như thế nào? Theo truyền thuyết của họ, trong một chuyến đi săn, một người thợ săn và con chó của mình đã theo đuổi con mồi trong một số ngày trong tuyết.
Khi hết lương thực, người thợ săn phải quay về mà không có con chó của mình. Khi ông bắt đầu lên đường trở lại thì con chó đã ở phía sau lưng. Khi ôm con chó, người thợ săn đã phát hiện thấy ra những hạt cây lạ dính trên lông của nó. Đi theo con chó, ông đã đến một vùng đất mới... Đến nay, tất cả vẫn chỉ là giả thuyết mang tính nghi ngờ, chưa được chứng minh bởi các nhà khoa học.
Mời quý độc giả xem video: Có một Ninh Bình non nước hữu tình đến thế. Nguồn: VTV Review.