Từ lãnh thổ của người Việt cổ, trống đồng đã lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á. Một trong những địa điểm xa xôi nhất mà trống đồng “di cư” tới chính là hòn đảo Alor - hòn đảo nằm ở phía Đông Nam của Indonesia ngày nay. Đây là nơi có loại trống đồng có hình thù đặc biệt, gọi là trống Moko. Dù có nhiều phiên bản khác nhau, trống Moko có một đặc điểm chung là thân dài hình trụ có thắt eo. Thân trống giống chiếc chầy có eo cầm hay hình đồng hồ cát. Trống Moko không được xếp vào các loại trống đồng Đông Sơn truyền thống. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều tin rằng thiết kế và kiểu trang trí của loại trống này có nguồn gốc từ văn hóa Đông Sơn. Việc một người nông dân trên đảo Alor phát hiện ra một chiếc trống đồng Đông Sơn khi đào khu vườn của mình là một bằng chứng rõ nét để khẳng định điều này. Được dùng trong các nghi lễ quan trọng, những chiếc trống Moko cổ nhất đã xuất hiện trên đảo từ cách đây 2.000 năm và chúng còn được sản xuất cho đến tận thế kỷ 19. Cho tới giờ người dân trên đảo Alor vẫn dùng trống Moko làm lễ vật cưới hỏi. Đây cũng là biểu tượng cho địa vị xã hội của cộng đồng này. Ngày nay có hơn 168.000 người dân sinh sống trên đảo Alor. Họ sử dụng khoảng 15 ngôn ngữ bản địa khác nhau, phần nhiều thuộc hệ ngôn ngữ Papua, được thổ dân ở các hòn đảo trên Thái Bình Dương sử dụng.
Vì sao ảnh hưởng của trống đồng Đông Sơn lan tỏa được đến cộng đồng này, cho đến bây giờ vẫn là một ẩn số. Ngoài đảo Alor, trống đồng dạng Moko cũng được tìm thấy trên một số hòn đảo khác của Indonesia. Trong đó, nổi tiếng nhất là chiếc "Mặt trăng Pejeng". Chiếc trống này có đường kính 160 cm và chiều cao 180 cm, niên đại khoảng từ 1.000 đến 2.000 năm, hiện được trưng bày tại Pejeng, thuộc đảo Bali. Ảnh: Internet.
Từ lãnh thổ của người Việt cổ, trống đồng đã lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á. Một trong những địa điểm xa xôi nhất mà trống đồng “di cư” tới chính là hòn đảo Alor - hòn đảo nằm ở phía Đông Nam của Indonesia ngày nay. Đây là nơi có loại trống đồng có hình thù đặc biệt, gọi là trống Moko.
Dù có nhiều phiên bản khác nhau, trống Moko có một đặc điểm chung là thân dài hình trụ có thắt eo. Thân trống giống chiếc chầy có eo cầm hay hình đồng hồ cát.
Trống Moko không được xếp vào các loại trống đồng Đông Sơn truyền thống. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều tin rằng thiết kế và kiểu trang trí của loại trống này có nguồn gốc từ văn hóa Đông Sơn.
Việc một người nông dân trên đảo Alor phát hiện ra một chiếc trống đồng Đông Sơn khi đào khu vườn của mình là một bằng chứng rõ nét để khẳng định điều này.
Được dùng trong các nghi lễ quan trọng, những chiếc trống Moko cổ nhất đã xuất hiện trên đảo từ cách đây 2.000 năm và chúng còn được sản xuất cho đến tận thế kỷ 19.
Cho tới giờ người dân trên đảo Alor vẫn dùng trống Moko làm lễ vật cưới hỏi. Đây cũng là biểu tượng cho địa vị xã hội của cộng đồng này.
Ngày nay có hơn 168.000 người dân sinh sống trên đảo Alor. Họ sử dụng khoảng 15 ngôn ngữ bản địa khác nhau, phần nhiều thuộc hệ ngôn ngữ Papua, được thổ dân ở các hòn đảo trên Thái Bình Dương sử dụng.
Vì sao ảnh hưởng của trống đồng Đông Sơn lan tỏa được đến cộng đồng này, cho đến bây giờ vẫn là một ẩn số.
Ngoài đảo Alor, trống đồng dạng Moko cũng được tìm thấy trên một số hòn đảo khác của Indonesia. Trong đó, nổi tiếng nhất là chiếc "Mặt trăng Pejeng".
Chiếc trống này có đường kính 160 cm và chiều cao 180 cm, niên đại khoảng từ 1.000 đến 2.000 năm, hiện được trưng bày tại Pejeng, thuộc đảo Bali. Ảnh: Internet.