Các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều xương trẻ em bên dưới các cống ở một nhà tắm La Mã ở Israel. Cho đến nay, giới chuyên gia chưa tìm ra lý do hàng trăm trẻ sơ sinh bị vứt bỏ xuống dưới cống nước trên.
Vào thời Trung cổ, người ta thường đặt gạch vào miệng thi thể những người bị nghi là ma cà rồng để ngăn sinh vật hút máu người này "đội mồ sống lại". Trong ảnh là hộp sọ ma cà rồng bị chèn gạch ở miệng được tìm thấy trong ngôi mộ tập thể ở bên ngoài Venice, Italy. Năm 2004, các chuyên gia đã tìm thấy bằng chứng về một nghi lễ hiến tế rùng rợn của người Aztec tại khu vực bên ngoài lãnh thổ thành phố Mexico hiện nay. Theo đó, một số lượng lớn cơ thể người cũng như động vật bị chặt đầu, cắt xén vô cùng rùng rợn trong một nghi lễ hiến tế của người Aztec.
Phát hiện đội quân đất nung hùng hậu trong lăng mộ hoàng đế Trung Quốc Tần Thủy Hoàng. Đội quân đất nung này tiết lộ nhiều điều về một giai đoạn lịch sử quan trọng. Trong đó, số tượng đất nung khổng lồ được tạo ra nhằm đảo bảo số binh sĩ tiếp tục công việc bảo vệ Tần Thủy ở thế giới bên kia. Một bộ xương 4.000 năm tuổi được phát hiện ở Ấn Độ là bằng chứng khảo cổ học nổi tiếng nhất về người mắc bệnh phong đầu tiên trong lịch sử. Bệnh phong còn được gọi là Hansen, không dễ lây lan nhưng người bệnh thường bị trục xuất ra khỏi làng và bị cộng đồng đối xử thờ ơ. "Xác ướp la hét" còn nguyên các cơ quan nội tạng được phát hiện năm 1886 có nhiều dấu hiệu lạ. Trong số đó có biểu cảm đau khổ, quằn quại của xác ướp. Theo đó, một số đưa ra giả thuyết rằng xác ướp trên có thể là nạn nhân của một vụ giết người. Trong khi đó, số khác lại cho rằng đây là nạn nhân bị đầu độc hoặc chôn sống. Chiến tranh hóa học xảy ra từ thời cổ đại. Năm 1933, nhà khảo cổ học Robert du Mesnil du Buisson đã phát hiện ra bí mật này khi khám phá chiến trường ác liệt giữa đế chế La Mã và Ba Tư cổ đại. Theo đó, ông phát hiện thi thể 19 binh sĩ La Mã bên dưới một đường hầm bí mật. Khi biết quân La Mã sắp tới, binh sĩ Ba Tư đã phun đám khói chứa hỗn hợp chất độc biến phổi của binh lính La Mã thành axit.
Các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều xương trẻ em bên dưới các cống ở một nhà tắm La Mã ở Israel. Cho đến nay, giới chuyên gia chưa tìm ra lý do hàng trăm trẻ sơ sinh bị vứt bỏ xuống dưới cống nước trên.
Vào thời Trung cổ, người ta thường đặt gạch vào miệng thi thể những người bị nghi là ma cà rồng để ngăn sinh vật hút máu người này "đội mồ sống lại". Trong ảnh là hộp sọ ma cà rồng bị chèn gạch ở miệng được tìm thấy trong ngôi mộ tập thể ở bên ngoài Venice, Italy.
Năm 2004, các chuyên gia đã tìm thấy bằng chứng về một nghi lễ hiến tế rùng rợn của người Aztec tại khu vực bên ngoài lãnh thổ thành phố Mexico hiện nay. Theo đó, một số lượng lớn cơ thể người cũng như động vật bị chặt đầu, cắt xén vô cùng rùng rợn trong một nghi lễ hiến tế của người Aztec.
Phát hiện đội quân đất nung hùng hậu trong lăng mộ hoàng đế Trung Quốc Tần Thủy Hoàng. Đội quân đất nung này tiết lộ nhiều điều về một giai đoạn lịch sử quan trọng. Trong đó, số tượng đất nung khổng lồ được tạo ra nhằm đảo bảo số binh sĩ tiếp tục công việc bảo vệ Tần Thủy ở thế giới bên kia.
Một bộ xương 4.000 năm tuổi được phát hiện ở Ấn Độ là bằng chứng khảo cổ học nổi tiếng nhất về người mắc bệnh phong đầu tiên trong lịch sử. Bệnh phong còn được gọi là Hansen, không dễ lây lan nhưng người bệnh thường bị trục xuất ra khỏi làng và bị cộng đồng đối xử thờ ơ.
"Xác ướp la hét" còn nguyên các cơ quan nội tạng được phát hiện năm 1886 có nhiều dấu hiệu lạ. Trong số đó có biểu cảm đau khổ, quằn quại của xác ướp. Theo đó, một số đưa ra giả thuyết rằng xác ướp trên có thể là nạn nhân của một vụ giết người. Trong khi đó, số khác lại cho rằng đây là nạn nhân bị đầu độc hoặc chôn sống.
Chiến tranh hóa học xảy ra từ thời cổ đại. Năm 1933, nhà khảo cổ học Robert du Mesnil du Buisson đã phát hiện ra bí mật này khi khám phá chiến trường ác liệt giữa đế chế La Mã và Ba Tư cổ đại. Theo đó, ông phát hiện thi thể 19 binh sĩ La Mã bên dưới một đường hầm bí mật. Khi biết quân La Mã sắp tới, binh sĩ Ba Tư đã phun đám khói chứa hỗn hợp chất độc biến phổi của binh lính La Mã thành axit.