Nằm tại số 24 đường Trần Phú, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Miếu Quan Công (còn được gọi là Chùa Ông, tên chữ là Trừng Hán Cung) là một trong những công trình tâm linh cổ xưa nổi tiếng nhất phố cổ Hội An.Miếu do người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt cùng phối hợp xây dựng vào năm 1653. Đây là nơi thờ vị tướng tài ba Quan Vân Trường - một biểu tượng về trung – tín – tiết – nghĩa theo quan niệm của người Hoa.Công trình được được xây theo kiểu chữ “Quốc”, gồm bốn tòa nhà: tiền đình, hai tả, hữu vu và chính điện.Các chi tiết kiến trúc được tạo tác rất tinh xảo và giàu nghệ thuật.Nóc miếu lợp ngói ống, được trang trí họa tiết công phu.Một nét đặc sắc trong kiến trúc của miếu Quan Công là một hồ nước nhỏ đặt hòn non bộ và cây xanh nằm giữa bốn tòa nhà, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.Chính điện đặt pho tượng Quan Công, mặc thanh bào thêu rồng nổi kim tuyến, nét mặt oai nghiêm.Bên cạnh đó còn có pho tượng của người nô tì Châu Thương, tượng Quan Bình nghĩa tử cùng 2 con ngựa có chiều cao bằng ngựa thật, trong đó có con ngựa Xích Thố nổi tiếng. Những pho tượng này được tạo tác rất sinh động.Ngoài ra, trong Miếu Quan Công còn rất nhiều biển liễu, hoành phi, sắc phong, bia đá và hiện vật cổ quý giá.Nhiều văn bia có giá trị do công đồng thương nhân người Hoa lập được lưu giữ tại miếu qua nhiều thế kỷ.Trong gần 4 thế kỷ tồn tại, miếu Quan Công đã trải qua 6 lần trùng tu lớn vào các năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1906.Công trình đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam từ năm 1991.
Nằm tại số 24 đường Trần Phú, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Miếu Quan Công (còn được gọi là Chùa Ông, tên chữ là Trừng Hán Cung) là một trong những công trình tâm linh cổ xưa nổi tiếng nhất phố cổ Hội An.
Miếu do người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt cùng phối hợp xây dựng vào năm 1653. Đây là nơi thờ vị tướng tài ba Quan Vân Trường - một biểu tượng về trung – tín – tiết – nghĩa theo quan niệm của người Hoa.
Công trình được được xây theo kiểu chữ “Quốc”, gồm bốn tòa nhà: tiền đình, hai tả, hữu vu và chính điện.
Các chi tiết kiến trúc được tạo tác rất tinh xảo và giàu nghệ thuật.
Nóc miếu lợp ngói ống, được trang trí họa tiết công phu.
Một nét đặc sắc trong kiến trúc của miếu Quan Công là một hồ nước nhỏ đặt hòn non bộ và cây xanh nằm giữa bốn tòa nhà, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Chính điện đặt pho tượng Quan Công, mặc thanh bào thêu rồng nổi kim tuyến, nét mặt oai nghiêm.
Bên cạnh đó còn có pho tượng của người nô tì Châu Thương, tượng Quan Bình nghĩa tử cùng 2 con ngựa có chiều cao bằng ngựa thật, trong đó có con ngựa Xích Thố nổi tiếng. Những pho tượng này được tạo tác rất sinh động.
Ngoài ra, trong Miếu Quan Công còn rất nhiều biển liễu, hoành phi, sắc phong, bia đá và hiện vật cổ quý giá.
Nhiều văn bia có giá trị do công đồng thương nhân người Hoa lập được lưu giữ tại miếu qua nhiều thế kỷ.
Trong gần 4 thế kỷ tồn tại, miếu Quan Công đã trải qua 6 lần trùng tu lớn vào các năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1906.
Công trình đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam từ năm 1991.