Tọa lạc tại đường 30/4, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, lăng Tứ Kiệt được người dân địa phương lập để tưởng nhớ Tứ Kiệt, là bốn anh hùng hào kiệt đã có công chống quân Pháp xâm lược trong quãng thời gian 1868-1871. Lăng mộ tập thể này được xây theo kiến trúc truyền thống, chia làm hai khu vực rõ rệt là Nhà tưởng niệm Nhà mộ trong một khuôn viên được được bố trí hài hòa các loại cây cảnh.Nhà tưởng niệm ở phía trước, rộng hơn 100m², mái cong hai lớp chạm rồng, được đỡ bởi 16 cây cột chạm rồng tinh vi.Bên trong công trình được bày trí theo lối thờ phụng, chính giữa là bàn thờ, lư hương, bài vị tạo nét nghiêm trang. Hai bên có hai giá binh khí và đôi hạc cưỡi qui bằng gỗ được chạm thật khéoNhà mộ ở phía sau, chỉ có một lớp mái cong chạm rồng. Bên trong là 4 cây cột đỡ mái chạm rồng. Bên dưới là bốn ngôi mộ đều được dán bằng đá granite màu gạch tôm sẫm.Đó là mộ của bốn ông: - Trần Công Thận: (1825 - 1871), tự là Phượng, người ở xóm Võng, làng Mỹ Trang, nay thuộc ấp Mỹ Phú, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ông là người chịu trách nhiệm chủ yếu của cuộc nổi dậy, nên nhân dân gọi tôn là Ngươn soái Thận. - Nguyễn Thanh Long: (1820 - 1871), còn gọi là Đề Long, người ở xóm Cầu Ván, ấp Cẩm Hòa, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ông là người đề ra các kế sách cho nghĩa quân. - Ngô Tấn Đước: (? - 1871), là người ở xóm Vuông, xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. - Trương Văn Rộng: (? - 1871), là người ở xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.Người dân Cai Lậy thường gọi bốn vị này bằng danh xưng tôn kính là Tứ Kiệt, hay dân dã gần gũi hơn là Bốn Ông. Cả bốn ông đều là dân đồn điền, một tổ chức bán quân sự theo phương châm "tịnh vi dân, động vi binh" do Nguyễn Tri Phương chủ trương, nhằm mục đích vừa xây dựng kinh tế vừa chuẩn bị quốc phòng. Sau khi Pháp chiếm được ba tỉnh miền Đông, Bốn Ông về giúp Võ Duy Dương (tức Thiên Hộ Dương) và Đốc Binh Kiều ở Tháp Mười tiếp tục chống Pháp.Nhưng vì thế cô sức yếu nên Căn cứ Đồng Tháp Mười bị vỡ, Bốn Ông liền về Cai Lậy chiêu mộ nghĩa quân tiếp tục phất cao cờ khởi nghĩa. Các chiến công của Bốn Ông có thể kể đến như: Khuya ngày 1/5/1868 nghĩa quân trèo vào thành Mỹ Tho phóng hỏa đốt kho lương. Đêm Giáng sinh 24/12/1870 tấn công đồn Cai Lậy và dinh Tham biện. Bên cạnh đó còn nhiều chiến công khác ở Mỹ Quý, Cái Bè và Thuộc Nhiêu...Sau nhiều năm hoạt động, cuộc khởi nghĩa của Tứ Kiệt đành chịu sự thất bại trước quân đội Pháp, và bốn ông đều bị bắt. Quân Pháp đưa tất cả ra pháp trường xử chém và bêu đầu ở chợ Cai Lậy vào ngày 14/2/1871. Thân nhân gia đình chỉ mang thân mình các ông về quê nhà, gắn chiếc đầu giả làm bằng đất sét vào chôn cất. Nhân dân Cai Lậy đã bí mật mang chôn thủ cấp của Bốn ông đi chôn cất, hương khói trang nghiêm.Ngôi mộ lập năm 1871 được đắp bằng đất, xung quanh có hàng rào bằng cau sơn vôi trắng. Năm 1954, nhân dân xây dựng ngôi miếu và 4 ngôi mộ tượng trưng bằng xi măng song song và gần sát nhau, xung quanh có hàng rào sắt kiên cố ngay trên nấm đất cũ.Năm 1967, nhân dân Cai Lậy tiến hành trùng tu ngôi miếu và khu mộ Bốn ông quy mô hơn, bên trong có miếu thờ, bên ngoài có nhà khách. Năm 1997, trùng tu toàn diện khu lăng mộ Tứ Kiệt như ngày nay.
Tọa lạc tại đường 30/4, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, lăng Tứ Kiệt được người dân địa phương lập để tưởng nhớ Tứ Kiệt, là bốn anh hùng hào kiệt đã có công chống quân Pháp xâm lược trong quãng thời gian 1868-1871.
Lăng mộ tập thể này được xây theo kiến trúc truyền thống, chia làm hai khu vực rõ rệt là Nhà tưởng niệm Nhà mộ trong một khuôn viên được được bố trí hài hòa các loại cây cảnh.
Nhà tưởng niệm ở phía trước, rộng hơn 100m², mái cong hai lớp chạm rồng, được đỡ bởi 16 cây cột chạm rồng tinh vi.
Bên trong công trình được bày trí theo lối thờ phụng, chính giữa là bàn thờ, lư hương, bài vị tạo nét nghiêm trang. Hai bên có hai giá binh khí và đôi hạc cưỡi qui bằng gỗ được chạm thật khéo
Nhà mộ ở phía sau, chỉ có một lớp mái cong chạm rồng. Bên trong là 4 cây cột đỡ mái chạm rồng. Bên dưới là bốn ngôi mộ đều được dán bằng đá granite màu gạch tôm sẫm.
Đó là mộ của bốn ông: - Trần Công Thận: (1825 - 1871), tự là Phượng, người ở xóm Võng, làng Mỹ Trang, nay thuộc ấp Mỹ Phú, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ông là người chịu trách nhiệm chủ yếu của cuộc nổi dậy, nên nhân dân gọi tôn là Ngươn soái Thận. - Nguyễn Thanh Long: (1820 - 1871), còn gọi là Đề Long, người ở xóm Cầu Ván, ấp Cẩm Hòa, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ông là người đề ra các kế sách cho nghĩa quân. - Ngô Tấn Đước: (? - 1871), là người ở xóm Vuông, xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. - Trương Văn Rộng: (? - 1871), là người ở xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Người dân Cai Lậy thường gọi bốn vị này bằng danh xưng tôn kính là Tứ Kiệt, hay dân dã gần gũi hơn là Bốn Ông. Cả bốn ông đều là dân đồn điền, một tổ chức bán quân sự theo phương châm "tịnh vi dân, động vi binh" do Nguyễn Tri Phương chủ trương, nhằm mục đích vừa xây dựng kinh tế vừa chuẩn bị quốc phòng. Sau khi Pháp chiếm được ba tỉnh miền Đông, Bốn Ông về giúp Võ Duy Dương (tức Thiên Hộ Dương) và Đốc Binh Kiều ở Tháp Mười tiếp tục chống Pháp.
Nhưng vì thế cô sức yếu nên Căn cứ Đồng Tháp Mười bị vỡ, Bốn Ông liền về Cai Lậy chiêu mộ nghĩa quân tiếp tục phất cao cờ khởi nghĩa. Các chiến công của Bốn Ông có thể kể đến như: Khuya ngày 1/5/1868 nghĩa quân trèo vào thành Mỹ Tho phóng hỏa đốt kho lương. Đêm Giáng sinh 24/12/1870 tấn công đồn Cai Lậy và dinh Tham biện. Bên cạnh đó còn nhiều chiến công khác ở Mỹ Quý, Cái Bè và Thuộc Nhiêu...
Sau nhiều năm hoạt động, cuộc khởi nghĩa của Tứ Kiệt đành chịu sự thất bại trước quân đội Pháp, và bốn ông đều bị bắt. Quân Pháp đưa tất cả ra pháp trường xử chém và bêu đầu ở chợ Cai Lậy vào ngày 14/2/1871. Thân nhân gia đình chỉ mang thân mình các ông về quê nhà, gắn chiếc đầu giả làm bằng đất sét vào chôn cất. Nhân dân Cai Lậy đã bí mật mang chôn thủ cấp của Bốn ông đi chôn cất, hương khói trang nghiêm.
Ngôi mộ lập năm 1871 được đắp bằng đất, xung quanh có hàng rào bằng cau sơn vôi trắng. Năm 1954, nhân dân xây dựng ngôi miếu và 4 ngôi mộ tượng trưng bằng xi măng song song và gần sát nhau, xung quanh có hàng rào sắt kiên cố ngay trên nấm đất cũ.
Năm 1967, nhân dân Cai Lậy tiến hành trùng tu ngôi miếu và khu mộ Bốn ông quy mô hơn, bên trong có miếu thờ, bên ngoài có nhà khách. Năm 1997, trùng tu toàn diện khu lăng mộ Tứ Kiệt như ngày nay.