Nằm trong một góc khuôn viên rộng lớn và tĩnh mịch của chùa Từ Hiếu - ngôi chùa nổi tiếng cách Hoàng thành Huế 7km về phía Tây Nam - có một khu nghĩa địa đặc biệt: nghĩa địa của các vị thái giám nhà Nguyễn.
Khu nghĩa địa này nằm trong một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích gần 1.000m2, được bao quanh bởi bốn bức tường dày 0,79m; cao 1,78m, mặt trước trổ 3 cánh cổng lớn. Số mộ đếm được là 25 ngôi, phần lớn trong đó còn khá nguyên vẹn.
Các ngôi mộ được xếp theo 3 dãy, xếp theo chức vụ của các quan thái giám thời xưa. Hàng thứ nhất gồm những ngôi mộ bề thế, mộ phần được xây làm 3 khoang.
Những ngô mộ ở hai hàng phía sau có kích thước nhỏ hơn. Các ngôi mộ có bia đặt trên bục cao ở phía trước.
Một số bia vẫn còn rõ những hàng chữ khắc tên tuổi, quê quán, chức danh, ngày mất... của viên thái giám.
Trong nghĩa địa còn có 2 ngôi mộ gió, chưa có thi hài được an táng. Ở cánh cổng giữa trong 3 cánh cổng dẫn vào khu mộ có có tấm bia khắc ghi công lao đóng góp của các thái giám. Bia được dựng từ năm 1901 do Cao Xuân Dục soạn, ghi lại cả những tâm sự của các thái giám: "Trong khi sống chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên lặng, khi đau ốm chúng tôi đến lánh mình và sau khi chết được an táng cùng nhau. Sống hay chết ở đây chúng tôi đều được yên tĩnh".
Theo các sử liệu, năm 1843, dưới thời vua Thiệu Trị, thái giám Châu Phước Năng đã đứng ra quyên góp tiền trùng tu chùa Từ Hiếu, lấy đó làm chốn an nghỉ cuối cùng. Đến năm 1893, nhiều thái giám dưới vua Thành Thái tiếp tục đóng góp tiền của để tu sửa lại chùa. Từ đó, chùa Từ Hiếu dần trở thành nơi an nghỉ của các thái giám triều Nguyễn.Bên ngoài khu nghĩa địa của các thái giám còn rất nhiều những ngôi mộ khác của các cung tần, mỹ nữ từng sống trong cung đình nhà Nguyễn. Theo lệ, hàng năm cứ đến rằm tháng 11, chùa Từ Hiếu lại tổ chức ngày giỗ chung để tưởng nhớ những người đã mất được chôn trong khuôn viên chùa, không kể đó là thái giám hay người thường...
Nằm trong một góc khuôn viên rộng lớn và tĩnh mịch của chùa Từ Hiếu - ngôi chùa nổi tiếng cách Hoàng thành Huế 7km về phía Tây Nam - có một khu nghĩa địa đặc biệt: nghĩa địa của các vị thái giám nhà Nguyễn.
Khu nghĩa địa này nằm trong một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích gần 1.000m2, được bao quanh bởi bốn bức tường dày 0,79m; cao 1,78m, mặt trước trổ 3 cánh cổng lớn.
Số mộ đếm được là 25 ngôi, phần lớn trong đó còn khá nguyên vẹn.
Các ngôi mộ được xếp theo 3 dãy, xếp theo chức vụ của các quan thái giám thời xưa. Hàng thứ nhất gồm những ngôi mộ bề thế, mộ phần được xây làm 3 khoang.
Những ngô mộ ở hai hàng phía sau có kích thước nhỏ hơn. Các ngôi mộ có bia đặt trên bục cao ở phía trước.
Một số bia vẫn còn rõ những hàng chữ khắc tên tuổi, quê quán, chức danh, ngày mất... của viên thái giám.
Trong nghĩa địa còn có 2 ngôi mộ gió, chưa có thi hài được an táng.
Ở cánh cổng giữa trong 3 cánh cổng dẫn vào khu mộ có có tấm bia khắc ghi công lao đóng góp của các thái giám. Bia được dựng từ năm 1901 do Cao Xuân Dục soạn, ghi lại cả những tâm sự của các thái giám: "Trong khi sống chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên lặng, khi đau ốm chúng tôi đến lánh mình và sau khi chết được an táng cùng nhau. Sống hay chết ở đây chúng tôi đều được yên tĩnh".
Theo các sử liệu, năm 1843, dưới thời vua Thiệu Trị, thái giám Châu Phước Năng đã đứng ra quyên góp tiền trùng tu chùa Từ Hiếu, lấy đó làm chốn an nghỉ cuối cùng. Đến năm 1893, nhiều thái giám dưới vua Thành Thái tiếp tục đóng góp tiền của để tu sửa lại chùa. Từ đó, chùa Từ Hiếu dần trở thành nơi an nghỉ của các thái giám triều Nguyễn.
Bên ngoài khu nghĩa địa của các thái giám còn rất nhiều những ngôi mộ khác của các cung tần, mỹ nữ từng sống trong cung đình nhà Nguyễn. Theo lệ, hàng năm cứ đến rằm tháng 11, chùa Từ Hiếu lại tổ chức ngày giỗ chung để tưởng nhớ những người đã mất được chôn trong khuôn viên chùa, không kể đó là thái giám hay người thường...