Trong khuôn viên lăng mộ vua Lê Thái Tổ ở khu di tích Lam Kinh, Thanh Hóa có một cây ổi đặc biệt mà du khách gần xa đều ghé thăm mỗi khi tới viếng mộ. Cây ổi này được gọi là "cây ổi cười" vì một khả năng kỳ lạ: biết cười khi bị cù. Theo tài liệu lưu trữ, cây ổi này do ông Trần Hưng Dẫn, thôn Hành Thiện, Nam Định cung tiến năm 1933.Cây có hai thân chĩa về 2 hướng, dù đã hơn 80 tuổi nhưng rất mảnh dẻ và có dáng huyền, mang thế rồng chầu - uốn lượn sát mặt đất thay vì vươn lên trời. Theo nhân viên khu di tích Lam Kinh, cây ổi được phát hiện "biết cười" lần đầu tiên vào năm 2001. Để làm cho cây cười, chỉ cần lấy đầu ngón tay, miết rất nhẹ và liên tục vào thân cây.
Khi đó, những chiếc lá đầu cành sẽ rung nhè nhẹ như thể đang cười khúc khích.
Đã có nhiều ý kiến khác nhau lý giải hiện tượng này. Theo một số người dân địa phương, có lẽ do sống lâu năm ở nơi linh thiêng nên cây đã "thành tinh", có linh hồn như con người. Có người thì cho rằng vùng đất đặt lăng mộ vua Lê Thái Tổ là nơi hội tụ linh khí của đất trời nên cây ổi mới có hiện tượng như vậy.
Tuy vậy, cũng có ý kiến phủ nhận yếu tố huyền bí, cho rằng chuyện "ổi cười" thuần túy là hiện tượng vật lý. Cụ thể, ổi vốn là loài cây có gỗ rất dẻo, sức đàn hồi lớn. Do cây ổi ở Lam Kinh có hình dáng đặc biệt, dài, mảnh dẻ và mọc ngang mặt đất nên yếu tố này càng được nhân lên... Khi dùng ngón tay "cù" liên tục, dù rất nhẹ nhưng cũng đủ tạo lực cộng hưởng lan ra các cành tạo nên hiện tượng rung. Trên thực tế, cây ổi có hai thân thì hiện tượng cây "cười" chỉ xảy ra trên phần thân bị "cù".
Được biết, vào năm 2008, Bộ Khoa học và Công Nghệ đã có đề án nghiên cứu cấp quốc gia về dòng gen của cây ổi ở Lam Kinh, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Đối diện với cây ổi cười qua cổng lăng mộ vua Lê Thái Tổ còn có một cây ổi khác không kém phần đặc biệt. Theo nhân viên của khu di tích, khi dùng tay nắm vào thân cây ổi này và nhắm mặt lại, tập trung tư tưởng, nhiều người có cảm giác lâng lâng, chếnh choáng đầu óc và có cảm giác thân cây đang rung lắc.
Tuy vậy, theo ghi nhận của Kiến Thức vào chiều ngày 8/9, những người có mặt và thử "ôm cây" đều khẳng định không thấy xảy ra hiện tượng gì đặc biệt.
Trong khuôn viên lăng mộ vua Lê Thái Tổ ở khu di tích Lam Kinh, Thanh Hóa có một cây ổi đặc biệt mà du khách gần xa đều ghé thăm mỗi khi tới viếng mộ. Cây ổi này được gọi là "cây ổi cười" vì một khả năng kỳ lạ: biết cười khi bị cù. Theo tài liệu lưu trữ, cây ổi này do ông Trần Hưng Dẫn, thôn Hành Thiện, Nam Định cung tiến năm 1933.
Cây có hai thân chĩa về 2 hướng, dù đã hơn 80 tuổi nhưng rất mảnh dẻ và có dáng huyền, mang thế rồng chầu - uốn lượn sát mặt đất thay vì vươn lên trời. Theo nhân viên khu di tích Lam Kinh, cây ổi được phát hiện "biết cười" lần đầu tiên vào năm 2001. Để làm cho cây cười, chỉ cần lấy đầu ngón tay, miết rất nhẹ và liên tục vào thân cây.
Khi đó, những chiếc lá đầu cành sẽ rung nhè nhẹ như thể đang cười khúc khích.
Đã có nhiều ý kiến khác nhau lý giải hiện tượng này. Theo một số người dân địa phương, có lẽ do sống lâu năm ở nơi linh thiêng nên cây đã "thành tinh", có linh hồn như con người. Có người thì cho rằng vùng đất đặt lăng mộ vua Lê Thái Tổ là nơi hội tụ linh khí của đất trời nên cây ổi mới có hiện tượng như vậy.
Tuy vậy, cũng có ý kiến phủ nhận yếu tố huyền bí, cho rằng chuyện "ổi cười" thuần túy là hiện tượng vật lý. Cụ thể, ổi vốn là loài cây có gỗ rất dẻo, sức đàn hồi lớn. Do cây ổi ở Lam Kinh có hình dáng đặc biệt, dài, mảnh dẻ và mọc ngang mặt đất nên yếu tố này càng được nhân lên...
Khi dùng ngón tay "cù" liên tục, dù rất nhẹ nhưng cũng đủ tạo lực cộng hưởng lan ra các cành tạo nên hiện tượng rung. Trên thực tế, cây ổi có hai thân thì hiện tượng cây "cười" chỉ xảy ra trên phần thân bị "cù".
Được biết, vào năm 2008, Bộ Khoa học và Công Nghệ đã có đề án nghiên cứu cấp quốc gia về dòng gen của cây ổi ở Lam Kinh, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Đối diện với cây ổi cười qua cổng lăng mộ vua Lê Thái Tổ còn có một cây ổi khác không kém phần đặc biệt. Theo nhân viên của khu di tích, khi dùng tay nắm vào thân cây ổi này và nhắm mặt lại, tập trung tư tưởng, nhiều người có cảm giác lâng lâng, chếnh choáng đầu óc và có cảm giác thân cây đang rung lắc.
Tuy vậy, theo ghi nhận của Kiến Thức vào chiều ngày 8/9, những người có mặt và thử "ôm cây" đều khẳng định không thấy xảy ra hiện tượng gì đặc biệt.