Những ngày qua, Bảo tàng Mỹ Thuật TP.HCM bị nứt, lún bởi công trình xây dựng tòa nhà cao ốc khu tứ giác Bến Thành khiến nhiều người quan tâm. Bởi đây là địa danh nổi tiếng của TP.HCM, được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.Nằm ở trung tâm quận 1, TP.HCM, tòa nhà chính của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM từng là nơi cư ngụ của chú Hỏa - Hứa Bổn Hỏa, nhà tư sản người Hoa nằm trong top bốn đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa ("Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa"). Có khá nhiều giai thoại về gia đình của chú Hỏa cũng như căn biệt thự được lưu truyền ở Sài Gòn, trong đó có câu chuyện con ma nhà họ Hứa. Câu chuyện liêu trai này sau đó được hãng phim tư nhân Dạ Lý Hương phỏng theo và tạo ấn tượng giai đoạn trước. Với tên gọi bộ phim “Con ma nhà họ Hứa”, câu chuyện vì thế được lưu truyền đến ngày nay.Theo đó, ông Hứa Bổn Hỏa có bốn người con, gồm ba con trai và một con gái, cũng là con út: Tiểu thư Hứa Tiểu Lan. Lan là một cô gái xinh đẹp, gia giáo, nhưng phải chịu số phận bất hạnh khi mắc căn bệnh khủng khiếp: Bệnh phong cùi.Yêu thương Tiểu Lan, chú Hỏa tìm mọi cách cứu chữa thông qua các thầy thuốc Đông lẫn Tây y. Tuy nhiên do y học thời đó chưa phát triển nên bệnh phong không thể chữa khỏi.E ngại nên Tiểu Lan luôn sống thu mình trong một căn phòng trên tầng cao nhất của tòa dinh thự. Mỗi ngày, những người phục vụ thay nhau đưa cơm nước, quần áo cho tiểu thư.Sau một thời gian dài bị bệnh, Hứa Tiểu Lan qua đời. Căn nhà sau này cũng bị bỏ hoang và tin đồn có ma được lan truyền ra ngoài.Để kiểm chứng, nhiều người sau đó đã trải nghiệm bằng cách ở trong căn nhà này nhưng hoàn toàn không gặp bất cứ hiện tượng nào như đồn đoán.Thậm chí, sau khi căn biệt thự được sử dụng làm Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, nhân viên nơi đây làm việc trong yên bình. Địa điểm này thu hút hàng nghìn khách tham quan mỗi năm.Với giá trị kiến trúc của căn biệt thự, website Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã dành những vị trí trang trọng giới thiệu đến công chúng về các tòa nhà thông qua những hình ảnh sắc nét. Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24
Những ngày qua, Bảo tàng Mỹ Thuật TP.HCM bị nứt, lún bởi công trình xây dựng tòa nhà cao ốc khu tứ giác Bến Thành khiến nhiều người quan tâm. Bởi đây là địa danh nổi tiếng của TP.HCM, được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.
Nằm ở trung tâm quận 1, TP.HCM, tòa nhà chính của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM từng là nơi cư ngụ của chú Hỏa - Hứa Bổn Hỏa, nhà tư sản người Hoa nằm trong top bốn đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa ("Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa"). Có khá nhiều giai thoại về gia đình của chú Hỏa cũng như căn biệt thự được lưu truyền ở Sài Gòn, trong đó có câu chuyện con ma nhà họ Hứa.
Câu chuyện liêu trai này sau đó được hãng phim tư nhân Dạ Lý Hương phỏng theo và tạo ấn tượng giai đoạn trước. Với tên gọi bộ phim “Con ma nhà họ Hứa”, câu chuyện vì thế được lưu truyền đến ngày nay.
Theo đó, ông Hứa Bổn Hỏa có bốn người con, gồm ba con trai và một con gái, cũng là con út: Tiểu thư Hứa Tiểu Lan. Lan là một cô gái xinh đẹp, gia giáo, nhưng phải chịu số phận bất hạnh khi mắc căn bệnh khủng khiếp: Bệnh phong cùi.
Yêu thương Tiểu Lan, chú Hỏa tìm mọi cách cứu chữa thông qua các thầy thuốc Đông lẫn Tây y. Tuy nhiên do y học thời đó chưa phát triển nên bệnh phong không thể chữa khỏi.
E ngại nên Tiểu Lan luôn sống thu mình trong một căn phòng trên tầng cao nhất của tòa dinh thự. Mỗi ngày, những người phục vụ thay nhau đưa cơm nước, quần áo cho tiểu thư.
Sau một thời gian dài bị bệnh, Hứa Tiểu Lan qua đời. Căn nhà sau này cũng bị bỏ hoang và tin đồn có ma được lan truyền ra ngoài.
Để kiểm chứng, nhiều người sau đó đã trải nghiệm bằng cách ở trong căn nhà này nhưng hoàn toàn không gặp bất cứ hiện tượng nào như đồn đoán.
Thậm chí, sau khi căn biệt thự được sử dụng làm Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, nhân viên nơi đây làm việc trong yên bình. Địa điểm này thu hút hàng nghìn khách tham quan mỗi năm.
Với giá trị kiến trúc của căn biệt thự, website Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã dành những vị trí trang trọng giới thiệu đến công chúng về các tòa nhà thông qua những hình ảnh sắc nét.
Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24