Vào tháng 12/2022, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã khai mạc trưng bày “Phòng Hàn Quốc: Truyền thống và Hiện đại”. Tại đây, cuộc sống truyền thống của người Hàn Quốc thời Joseon (1392 – 1910) đã được tái hiện thông qua mô hình hanok (nhà truyền thống) sinh động.Trong một ngôi nhà hanok, Sarangbang (phòng nam) nằm gần cửa chính, là không gian dành cho người chủ gia đình nghỉ ngơi, tiếp khách và dạy dỗ con cái.Vật dụng nằm ở vị trí trang trọng nhất của căn phòng này là bàn sách, dùng để đọc sách hoặc viết chữ, thường làm bằng gỗ cây hồng, có ngăn kéo.Anbang (nội phòng) là không gian dành cho người phụ nữ chăm lo việc nhà và cũng là phòng nghỉ của vợ chồng.Các vật dụng của người phụ nữ trong phòng anbang: Hộp trang điểm và các loại hoa tai, lược, trâm cài tóc, dây đeo trang trí, dao nhỏ đeo bên mình để phòng thân..Khu vực may vá, thêu thùa của người phụ nữ. Khu vực này bày bộ áo cưới cô dâu và áo ngũ sắc của bé trai. Góc phòng có tủ đứng hai tầng để bảo quản quần áo.Hộp đựng đồ dùng khi may vá như kim, chỉ, đê tay, kéo, thước...Khu vực bếp thông với phòng anbang.Đây là không gian tạo nên những bữa ăn trong gia đình, với chiếc bếp lò ở vị trí trung tâm.Chiếc chạn, dụng cụ dùng để cất chén, bát trong bếp.Đại sảnh là không gian kết nối các phòng sinh hoạt và là nơi để nghỉ ngơi trong chốc lát.Bàn cờ vây đặt giữa đại sảnh.Khu vực phía trong cùng của ngôi nhà hanok là sadang (từ đường), nơi đặt bài vị tổ tiên.Bàn cúng Tết Trung thu của người Hàn Quốc thời Joseon.Trong sân nhà bày nhiều loại chum, vại. Chum có thân phình ra, dùng để đựng ngũ cốc hoặc thực phẩm lên men như tương, kim chi, rượu. Vại hình trụ trònm dùng để đựng mắm.Mời quý độc giả xem video Tháp Tokyo Skytree - kiến trúc cao nhất Nhật Bản. nguồn: Truyền hình Nhân Dân.
Vào tháng 12/2022, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã khai mạc trưng bày “Phòng Hàn Quốc: Truyền thống và Hiện đại”. Tại đây, cuộc sống truyền thống của người Hàn Quốc thời Joseon (1392 – 1910) đã được tái hiện thông qua mô hình hanok (nhà truyền thống) sinh động.
Trong một ngôi nhà hanok, Sarangbang (phòng nam) nằm gần cửa chính, là không gian dành cho người chủ gia đình nghỉ ngơi, tiếp khách và dạy dỗ con cái.
Vật dụng nằm ở vị trí trang trọng nhất của căn phòng này là bàn sách, dùng để đọc sách hoặc viết chữ, thường làm bằng gỗ cây hồng, có ngăn kéo.
Anbang (nội phòng) là không gian dành cho người phụ nữ chăm lo việc nhà và cũng là phòng nghỉ của vợ chồng.
Các vật dụng của người phụ nữ trong phòng anbang: Hộp trang điểm và các loại hoa tai, lược, trâm cài tóc, dây đeo trang trí, dao nhỏ đeo bên mình để phòng thân..
Khu vực may vá, thêu thùa của người phụ nữ. Khu vực này bày bộ áo cưới cô dâu và áo ngũ sắc của bé trai. Góc phòng có tủ đứng hai tầng để bảo quản quần áo.
Hộp đựng đồ dùng khi may vá như kim, chỉ, đê tay, kéo, thước...
Khu vực bếp thông với phòng anbang.
Đây là không gian tạo nên những bữa ăn trong gia đình, với chiếc bếp lò ở vị trí trung tâm.
Chiếc chạn, dụng cụ dùng để cất chén, bát trong bếp.
Đại sảnh là không gian kết nối các phòng sinh hoạt và là nơi để nghỉ ngơi trong chốc lát.
Bàn cờ vây đặt giữa đại sảnh.
Khu vực phía trong cùng của ngôi nhà hanok là sadang (từ đường), nơi đặt bài vị tổ tiên.
Bàn cúng Tết Trung thu của người Hàn Quốc thời Joseon.
Trong sân nhà bày nhiều loại chum, vại. Chum có thân phình ra, dùng để đựng ngũ cốc hoặc thực phẩm lên men như tương, kim chi, rượu. Vại hình trụ trònm dùng để đựng mắm.
Mời quý độc giả xem video Tháp Tokyo Skytree - kiến trúc cao nhất Nhật Bản. nguồn: Truyền hình Nhân Dân.