Vòng trang sức thủy tinh của văn hóa Sa Huỳnh, hiện vật của BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Tồn tại từ khoảng năm 1.000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2 SCN trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến Nam Trung bộ và Tây Nguyên, văn hóa Sa Huỳng là một nền văn hóa lớn ở Việt Nam thời cổ đạiKỹ thuật làm thủy tinh nhân tạo là một thành tựu rực rỡ của văn hóa Sa Huỳnh. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một trong những cộng đồng làm ra thủy tinh nhân tạo sớm trên thế giới.Các cư dân Sa Huỳnh đã dùng cát trắng để nấu thủy tinh để làm ra đồ dùng sinh hoạt như bát, lọ, và đặc biệt những chuỗi hạt trang sức bằng thủy tinh hết sức tinh tế.Trong hoạt động giao thương ở Đông Nam Á thời cổ, vòng thủy tinh Sa Huỳnh là một mặt hàng được các quốc gia làng giếng ưa chuộng. Người Hán gọi chúng là "lưu ly", gốc từ chữ Phạn là verulia.Sử sách Trung Hoa thời đầu công nguyên đã từng ghi chép về một chén thủy tinh xuất phát từ vùng đất phương Nam mà họ gọi là chén lưu ly với một sự trân trọng và khâm phục.Đồ thủy tinh Sa Huỳnh không những đa dạng về kiểu dáng mà còn phong phú về màu sắc.Ngoài màu nâu vàng thường gặp còn có màu xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ, xám, tím, đỏ.Kỹ thuật cắt, mài, đánh bóng thủ công của nghệ nhân Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ điêu luyện.Những chi tiết có kích thước rất nhỏ được tạo tác tinh xảo khiến con người thời nay phải nể phục.Có thể nói, những vật trang sức chế tác từ thủy tinh là tinh hoa đặc sắc nhất mà nền văn hóa Sa Huỳnh đã sáng tạo ra và được phổ biến khắp vùng Đông Nam Á.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Vòng trang sức thủy tinh của văn hóa Sa Huỳnh, hiện vật của BT Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Tồn tại từ khoảng năm 1.000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2 SCN trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến Nam Trung bộ và Tây Nguyên, văn hóa Sa Huỳng là một nền văn hóa lớn ở Việt Nam thời cổ đại
Kỹ thuật làm thủy tinh nhân tạo là một thành tựu rực rỡ của văn hóa Sa Huỳnh. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một trong những cộng đồng làm ra thủy tinh nhân tạo sớm trên thế giới.
Các cư dân Sa Huỳnh đã dùng cát trắng để nấu thủy tinh để làm ra đồ dùng sinh hoạt như bát, lọ, và đặc biệt những chuỗi hạt trang sức bằng thủy tinh hết sức tinh tế.
Trong hoạt động giao thương ở Đông Nam Á thời cổ, vòng thủy tinh Sa Huỳnh là một mặt hàng được các quốc gia làng giếng ưa chuộng. Người Hán gọi chúng là "lưu ly", gốc từ chữ Phạn là verulia.
Sử sách Trung Hoa thời đầu công nguyên đã từng ghi chép về một chén thủy tinh xuất phát từ vùng đất phương Nam mà họ gọi là chén lưu ly với một sự trân trọng và khâm phục.
Đồ thủy tinh Sa Huỳnh không những đa dạng về kiểu dáng mà còn phong phú về màu sắc.
Ngoài màu nâu vàng thường gặp còn có màu xanh lơ, xanh đen, xanh lá mạ, xám, tím, đỏ.
Kỹ thuật cắt, mài, đánh bóng thủ công của nghệ nhân Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ điêu luyện.
Những chi tiết có kích thước rất nhỏ được tạo tác tinh xảo khiến con người thời nay phải nể phục.
Có thể nói, những vật trang sức chế tác từ thủy tinh là tinh hoa đặc sắc nhất mà nền văn hóa Sa Huỳnh đã sáng tạo ra và được phổ biến khắp vùng Đông Nam Á.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.