Trong các nơi thờ tự Nguyễn Trung Trực - vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ, đình thần Nguyễn Trung Trực ở TP Rạch Giá, Kiên Giang - nơi ông bị thực dân Pháp xử chém - có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Sau khi Nguyễn Trung Trực bị xử ngày 27/10/1868, những người dân yêu kính ông ở Rạch Giá đã bí mật thờ ông trong đền thờ Nam Hải đại tướng quân (cá Ông). Ban đầu, đây chỉ là một ngôi đền nhỏ bằng gỗ, lợp lá. Sau những lần xây dựng vào năm 1881 và 1964, ngôi đình đã có diện mạo bề thế như ngày nay. Được xây với cấu trúc kiểu chữ Tam, gồm có chính điện, đông lang và tây lang, đình được coi là nơi thờ tự Nguyễn Trung Trực sớm nhất và lớn nhất ở Nam Bộ. Phía trước đình là bức tượng chân dung Nguyễn Trung Trực, được tạc bằng đồng vào thập niên 1960-1970.
Bên trong đình, lãnh tụ Nguyễn Trung Trực được thờ ở vị trí trung tâm. Bện cạnh đó còn có ngai thờ Phó cơ Nguyễn Hiền Điều và Phó lãnh binh Lâm Quang Ky - những cộng sự thân tín của ông, ngai thờ Nam Hải Ðại tướng quân theo phong tục của người dân miền biển và các bàn thờ Tây hiến, Đông hiến, Tiền hiền, Hậu hiền, Thủy long, Đồng bào nghĩa quân liệt sĩ.
Tên tuổi Nguyễn Trung Trực được đông đảo người dân Việt Nam biết đến với trận Nhật Tảo, xảy ra ngày 10/12/1861. Trong trận đánh này ông cùng các cộng sự đã phân tán trên nhiều thuyền nhỏ, đánh chiếm và đốt cháy pháo hạm Espérance của Pháp trên vàm sông Nhật Tảo (tỉnh Long An ngày nay).
Tương truyền, khi nghe tin Cụ Nguyễn Trung Trực sẽ bị xử chém, đồng bào yêu nước đã cùng nhau dệt chiếu cả ngày lẫn đêm để đem ra trải đường cho Cụ bước ra pháp trường. Từ câu chuyện này, nghệ nhân Lê Thị Sáu và nhóm thợ lành nghề đã dệt một chiếc chiếu hoa dài 45m có 9 chữ thọ để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc. Chiếc chiếu hiện được bảo quản tại đình.
Các họa tiết trang trí khảm sành sứ trên mái đình thần Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá.
Mô hnh pháo hạm Espérance của Pháp từng bị nghĩa quân Nguyễn Trung Trực phá hủy được phục dựng trên dòng sông Kiên, phía trước đình.
Trong các nơi thờ tự Nguyễn Trung Trực - vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ, đình thần Nguyễn Trung Trực ở TP Rạch Giá, Kiên Giang - nơi ông bị thực dân Pháp xử chém - có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Sau khi Nguyễn Trung Trực bị xử ngày 27/10/1868, những người dân yêu kính ông ở Rạch Giá đã bí mật thờ ông trong đền thờ Nam Hải đại tướng quân (cá Ông). Ban đầu, đây chỉ là một ngôi đền nhỏ bằng gỗ, lợp lá. Sau những lần xây dựng vào năm 1881 và 1964, ngôi đình đã có diện mạo bề thế như ngày nay.
Được xây với cấu trúc kiểu chữ Tam, gồm có chính điện, đông lang và tây lang, đình được coi là nơi thờ tự Nguyễn Trung Trực sớm nhất và lớn nhất ở Nam Bộ.
Phía trước đình là bức tượng chân dung Nguyễn Trung Trực, được tạc bằng đồng vào thập niên 1960-1970.
Bên trong đình, lãnh tụ Nguyễn Trung Trực được thờ ở vị trí trung tâm. Bện cạnh đó còn có ngai thờ Phó cơ Nguyễn Hiền Điều và Phó lãnh binh Lâm Quang Ky - những cộng sự thân tín của ông, ngai thờ Nam Hải Ðại tướng quân theo phong tục của người dân miền biển và các bàn thờ Tây hiến, Đông hiến, Tiền hiền, Hậu hiền, Thủy long, Đồng bào nghĩa quân liệt sĩ.
Tên tuổi Nguyễn Trung Trực được đông đảo người dân Việt Nam biết đến với trận Nhật Tảo, xảy ra ngày 10/12/1861. Trong trận đánh này ông cùng các cộng sự đã phân tán trên nhiều thuyền nhỏ, đánh chiếm và đốt cháy pháo hạm Espérance của Pháp trên vàm sông Nhật Tảo (tỉnh Long An ngày nay).
Tương truyền, khi nghe tin Cụ Nguyễn Trung Trực sẽ bị xử chém, đồng bào yêu nước đã cùng nhau dệt chiếu cả ngày lẫn đêm để đem ra trải đường cho Cụ bước ra pháp trường. Từ câu chuyện này, nghệ nhân Lê Thị Sáu và nhóm thợ lành nghề đã dệt một chiếc chiếu hoa dài 45m có 9 chữ thọ để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc. Chiếc chiếu hiện được bảo quản tại đình.
Các họa tiết trang trí khảm sành sứ trên mái đình thần Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá.
Mô hnh pháo hạm Espérance của Pháp từng bị nghĩa quân Nguyễn Trung Trực phá hủy được phục dựng trên dòng sông Kiên, phía trước đình.