Nhà báo Victoria Lautman (Chicago, Mỹ) đã dành bốn năm để khám phá 120 khu vực với nhiều công trình dưới lòng đất cổ kính tuyệt đẹp ở Ấn Độ. Trong số những nơi đã đi qua, nhà báo người Mỹ Victoria Lautman vô cùng ấn tượng trước vẻ đẹp của giếng nước Chand Baori có hình vuông và có đến 13 tầng ngầm. Được xây dựng vào khoảng năm 800 - 900, giếng bậc thang Chand Baori là công trình độc đáo, chỉ có duy nhất ở Ấn Độ. Đây là một trong những giếng bậc thang cổ kính ở Ấn Độ gây ấn tượng mạnh với du khách khi ghé thăm.Nhà báo Victoria Lautman rất quan tâm đến các giếng bậc thang cổ kính ở đất nước Ấn Độ và đã dành 30 năm cho niềm đam mê này. Trong ảnh là giếng nước Indaravali tại Fatehpur Sikri.Những công trình giếng bậc thang ở Ấn Độ được xây dựng có các hình dáng khác nhau nhưng có cùng mục đích là giúp cho việc lấy nước dễ dàng.Giếng nước với bậc thang hình xoắn ốc ở thành phố Champaran. Nơi đây được mệnh danh là "thành phố ngàn giếng", thuộc Công viên khảo cổ Champaner-Pavagadh. Công viên này được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2004.Nhà báo Victoria Lautman chia sẻ: "Những điểm đến này vô cùng hấp dẫn và tuyệt đẹp. Điểm đầu tiên để nói về những cảnh quan này là tuyệt đẹp, hoành tráng, huyền bí và có ý nghĩa lịch sử quan trọng...".Với niềm đam mê khám phá giếng bậc thang ở Ấn Độ, nhà báo Victoria đã ghé thăm nhiều nơi, trong đó có Khamba tại Gwalior và Navlakhi Vav ở Baroda.Mukundpura Baoli ở Narnaul là một trong những cấu trúc dưới lòng đất cổ kính tuyệt đẹp ở Ấn Độ.Những điểm đến cổ kính này sở hữu vẻ đẹp ngoạn mục, hoành tráng.Một số giếng bậc thang từng được sử dụng như những ngôi đền bí mật dưới lòng đất phục vụ hoạt động tôn giáo và cầu nguyện. Các chuyên gia tìm được rất ít bằng chứng và tài liệu lịch sử về giếng bậc thang cũng như việc sử dụng công trình này của người xưa.Mặc dù không có tài liệu, ghi chép nào về việc ai là người xây dựng Agrasen ki Baoli ở New Delhi nhưng giếng bậc thang dài 60m, rộng 15m này là một di sản được chính phủ Ấn Độ bảo vệ.
Nhà báo Victoria Lautman (Chicago, Mỹ) đã dành bốn năm để khám phá 120 khu vực với nhiều công trình dưới lòng đất cổ kính tuyệt đẹp ở Ấn Độ. Trong số những nơi đã đi qua, nhà báo người Mỹ Victoria Lautman vô cùng ấn tượng trước vẻ đẹp của giếng nước Chand Baori có hình vuông và có đến 13 tầng ngầm. Được xây dựng vào khoảng năm 800 - 900, giếng bậc thang Chand Baori là công trình độc đáo, chỉ có duy nhất ở Ấn Độ. Đây là một trong những giếng bậc thang cổ kính ở Ấn Độ gây ấn tượng mạnh với du khách khi ghé thăm.
Nhà báo Victoria Lautman rất quan tâm đến các giếng bậc thang cổ kính ở đất nước Ấn Độ và đã dành 30 năm cho niềm đam mê này. Trong ảnh là giếng nước Indaravali tại Fatehpur Sikri.
Những công trình giếng bậc thang ở Ấn Độ được xây dựng có các hình dáng khác nhau nhưng có cùng mục đích là giúp cho việc lấy nước dễ dàng.
Giếng nước với bậc thang hình xoắn ốc ở thành phố Champaran. Nơi đây được mệnh danh là "thành phố ngàn giếng", thuộc Công viên khảo cổ Champaner-Pavagadh. Công viên này được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2004.
Nhà báo Victoria Lautman chia sẻ: "Những điểm đến này vô cùng hấp dẫn và tuyệt đẹp. Điểm đầu tiên để nói về những cảnh quan này là tuyệt đẹp, hoành tráng, huyền bí và có ý nghĩa lịch sử quan trọng...".
Với niềm đam mê khám phá giếng bậc thang ở Ấn Độ, nhà báo Victoria đã ghé thăm nhiều nơi, trong đó có Khamba tại Gwalior và Navlakhi Vav ở Baroda.
Mukundpura Baoli ở Narnaul là một trong những cấu trúc dưới lòng đất cổ kính tuyệt đẹp ở Ấn Độ.
Những điểm đến cổ kính này sở hữu vẻ đẹp ngoạn mục, hoành tráng.
Một số giếng bậc thang từng được sử dụng như những ngôi đền bí mật dưới lòng đất phục vụ hoạt động tôn giáo và cầu nguyện. Các chuyên gia tìm được rất ít bằng chứng và tài liệu lịch sử về giếng bậc thang cũng như việc sử dụng công trình này của người xưa.
Mặc dù không có tài liệu, ghi chép nào về việc ai là người xây dựng Agrasen ki Baoli ở New Delhi nhưng giếng bậc thang dài 60m, rộng 15m này là một di sản được chính phủ Ấn Độ bảo vệ.