Theo các chuyên gia về cổ vật và sử học thì quả chuông đồng có niên đại
sớm nhất Việt Nam hiện nay là quả chuông đồng được nhân dân thôn My
Dương, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) tìm thấy ở độ sâu 3,5m năm 1986 trong một lần đào mương
khai thông hệ thống thủy lợi của thôn. Bài minh văn được khắc
bằng chữ Hán trên thân chuông Thanh Mai. Các nhà Hán Nôm và khảo cổ học
đã xác định quả chuông do hội Tùy Hỷ của người Hoa và người Việt đúc vào
năm Mậu Dần, niên hiệu Trinh Nguyên thứ 14 (năm 798). Lúc đầu quả
chuông được đưa về lưu giữ cẩn thận trong kho bảo quản của Bảo tàng Tổng
hợp Hà Tây (cũ), cho tới khi Bảo tàng Hà Nội khánh thành vào năm 2010. Chuông
Nhật Tảo có niên đại 948 được phát hiện bởi ông Phạm Văn Thắm, cán bộ
Viện Nghiên cứu Hán Nôm tại Văn Chỉ của làng. Ngay sau đó quả chuông
được người dân địa phương treo luôn tại sân Văn Chỉ. Mãi đến năm 1994
khi chính quyền xã Đông Ngạc làm hồ sơ công nhận di tích lịch sử, người
dân nơi đây mới phát hiện, quả chuông đó có lịch sử lên tới hơn 1.000
năm. Chuông
Nhật Tảo hiện được lưu giữ ở đền Nhật Tảo.Chuông Vân Bản có niên đại thời Trần, được làm vào thế kỷ XIII có số
phận ly kỳ nhất trong các chuông cổ ở Việt Nam. Tương truyền, hồng chung
Vân Bản đã nhiều lần tuyệt tích dưới đáy biển rồi lại tự tìm đường trở
lại. Tính ra thời gian chuông nằm dưới đáy biển còn nhiều hơn thời gian
chuông được treo tại chùa. Tính đến nay, chuông Vân Bản đã ít
nhất 3 lần vùi mình dưới đáy biển, lần gần đây nhất cũng kéo dài mấy
trăm năm nhưng không hề hoen gỉ. Người dân ở Đồ Sơn (Hải Phòng) và nhiều vùng xung
quanh vẫn truyền rằng, quả chuông “thiêng” mỗi lần đất nước có nạn binh
đao lại ẩn mình dưới biển bởi vậy vẫn giữ được nguyên trạng như ban đầu. Cho
đến nay, kỷ lục “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam" được xác lập bởi quả
chuông đồng nặng 36 tấn đặt tại chùa Bái Đính (Ninh Bình). Tháp
chuông chùa Bái Đính được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến
trúc theo kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, cao 22 m. Đường kính trong
tháp là 17 m, tính phủ bì đến chân đế đường kính là 49 m. Tháp chuông
cao 3 tầng, có 3 tầng mái cong, gồm 24 mái với 24 mái đao cong vút lên.
Tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn đúc tại Huế, phá kỷ lục Việt
Nam ngày 12/ 12/2007. Lớn thứ hai trong “bảng xếp hạng” là quả
chuông ở chùa Cổ Lễ (Nam Định) thuộc xã Trực Nghĩa, huyện Nam Ninh. Quả
chuông được đặt giữa sân chùa, chuông cao 4,2m, đường kính 2,2m, nặng 9
tấn, do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936. Xếp
thứ ba trong bảng xếp hạng là quả chuông ở chùa Hòa Bình Phật Quang
(Hòa Bình). “Đại Hồng Chung” tại “Hòa Bình Phật Quang tự” có chiều cao
gần 3m, đường kính rộng gần 2m, nặng gần 5 tấn được đặt vững chãi trên
sân chùa Thượng trong quần thể văn hóa chùa Hòa Bình.Chuông đồng bị khoan đỉnh được đúc dưới thời vua Quang Trung, tuy
không phải chuông lớn, nhưng có điểm đặc biệt là khi đánh lên lại có
tiếng ngân vang xa kỳ lạ. Quả chuông được đúc vào năm Quang
Trung thứ 4 (1791), cao 0,92m, đường kính miệng chuông 1,78m. Đây là quả
chuông chùa độc đáo và kỳ lạ nhất ở Huế vì các hoa văn trên chuông
không hề mang nặng dấu ấn của văn hóa Phật giáo mà được trang trí bằng
bộ “Tứ thời”: Xuân-Hạ-Thu-Đông. Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được đúc từ thời Chúa Nguyễn Phúc Chu (năm
1710) để cúng cho ngôi Quốc tự, cao 2,5m, đường kính miệng 1,4m, nặng
hơn 2.000kg, hiện đặt tại chùa Thiên Mụ. Trên chuông có khắc bài minh
của chúa Nguyễn Phúc Chu “chú nguyện mưa thuận gió hoà, quốc thái dân
an”. Chuông đã trở thành bảo vật của Phật giáo Thuận Hoá đã được lập hồ
sơ để các cấp có thẩm quyền xem xét và đề nghị công nhận là “Bảo vật
quốc gia”.
Theo các chuyên gia về cổ vật và sử học thì quả chuông đồng có niên đại
sớm nhất Việt Nam hiện nay là quả chuông đồng được nhân dân thôn My
Dương, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) tìm thấy ở độ sâu 3,5m năm 1986 trong một lần đào mương
khai thông hệ thống thủy lợi của thôn.
Bài minh văn được khắc
bằng chữ Hán trên thân chuông Thanh Mai. Các nhà Hán Nôm và khảo cổ học
đã xác định quả chuông do hội Tùy Hỷ của người Hoa và người Việt đúc vào
năm Mậu Dần, niên hiệu Trinh Nguyên thứ 14 (năm 798). Lúc đầu quả
chuông được đưa về lưu giữ cẩn thận trong kho bảo quản của Bảo tàng Tổng
hợp Hà Tây (cũ), cho tới khi Bảo tàng Hà Nội khánh thành vào năm 2010.
Chuông
Nhật Tảo có niên đại 948 được phát hiện bởi ông Phạm Văn Thắm, cán bộ
Viện Nghiên cứu Hán Nôm tại Văn Chỉ của làng. Ngay sau đó quả chuông
được người dân địa phương treo luôn tại sân Văn Chỉ. Mãi đến năm 1994
khi chính quyền xã Đông Ngạc làm hồ sơ công nhận di tích lịch sử, người
dân nơi đây mới phát hiện, quả chuông đó có lịch sử lên tới hơn 1.000
năm. Chuông
Nhật Tảo hiện được lưu giữ ở đền Nhật Tảo.
Chuông Vân Bản có niên đại thời Trần, được làm vào thế kỷ XIII có số
phận ly kỳ nhất trong các chuông cổ ở Việt Nam. Tương truyền, hồng chung
Vân Bản đã nhiều lần tuyệt tích dưới đáy biển rồi lại tự tìm đường trở
lại. Tính ra thời gian chuông nằm dưới đáy biển còn nhiều hơn thời gian
chuông được treo tại chùa.
Tính đến nay, chuông Vân Bản đã ít
nhất 3 lần vùi mình dưới đáy biển, lần gần đây nhất cũng kéo dài mấy
trăm năm nhưng không hề hoen gỉ. Người dân ở Đồ Sơn (Hải Phòng) và nhiều vùng xung
quanh vẫn truyền rằng, quả chuông “thiêng” mỗi lần đất nước có nạn binh
đao lại ẩn mình dưới biển bởi vậy vẫn giữ được nguyên trạng như ban đầu.
Cho
đến nay, kỷ lục “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam" được xác lập bởi quả
chuông đồng nặng 36 tấn đặt tại chùa Bái Đính (Ninh Bình).
Tháp
chuông chùa Bái Đính được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến
trúc theo kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, cao 22 m. Đường kính trong
tháp là 17 m, tính phủ bì đến chân đế đường kính là 49 m. Tháp chuông
cao 3 tầng, có 3 tầng mái cong, gồm 24 mái với 24 mái đao cong vút lên.
Tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn đúc tại Huế, phá kỷ lục Việt
Nam ngày 12/ 12/2007.
Lớn thứ hai trong “bảng xếp hạng” là quả
chuông ở chùa Cổ Lễ (Nam Định) thuộc xã Trực Nghĩa, huyện Nam Ninh. Quả
chuông được đặt giữa sân chùa, chuông cao 4,2m, đường kính 2,2m, nặng 9
tấn, do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936.
Xếp
thứ ba trong bảng xếp hạng là quả chuông ở chùa Hòa Bình Phật Quang
(Hòa Bình). “Đại Hồng Chung” tại “Hòa Bình Phật Quang tự” có chiều cao
gần 3m, đường kính rộng gần 2m, nặng gần 5 tấn được đặt vững chãi trên
sân chùa Thượng trong quần thể văn hóa chùa Hòa Bình.
Chuông đồng bị khoan đỉnh được đúc dưới thời vua Quang Trung, tuy
không phải chuông lớn, nhưng có điểm đặc biệt là khi đánh lên lại có
tiếng ngân vang xa kỳ lạ.
Quả chuông được đúc vào năm Quang
Trung thứ 4 (1791), cao 0,92m, đường kính miệng chuông 1,78m. Đây là quả
chuông chùa độc đáo và kỳ lạ nhất ở Huế vì các hoa văn trên chuông
không hề mang nặng dấu ấn của văn hóa Phật giáo mà được trang trí bằng
bộ “Tứ thời”: Xuân-Hạ-Thu-Đông.
Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được đúc từ thời Chúa Nguyễn Phúc Chu (năm
1710) để cúng cho ngôi Quốc tự, cao 2,5m, đường kính miệng 1,4m, nặng
hơn 2.000kg, hiện đặt tại chùa Thiên Mụ. Trên chuông có khắc bài minh
của chúa Nguyễn Phúc Chu “chú nguyện mưa thuận gió hoà, quốc thái dân
an”. Chuông đã trở thành bảo vật của Phật giáo Thuận Hoá đã được lập hồ
sơ để các cấp có thẩm quyền xem xét và đề nghị công nhận là “Bảo vật
quốc gia”.