Sau khi chiếm đóng Đông Dương, người pháp đã tận dụng thói quen tiêu thụ thuốc phiện trong dân sở tại để phát triển ngành công nghiệp thuốc phiện nhằm đem lại nguồn thu cho chính quốc. Năm 1881, một nhà máy sản xuất thuốc phiện lớn đã được người Pháp xây dựng trên đường đường Paul Blanchy ở trung tâm Sài Gòn. Ảnh: Cổng vào nhà máy thuốc phiện Sài Gòn thời thuộc địa.
Những thăng trầm lịch sử đã khiến nhà máy thuốc phiện duy nhất ở Đông Dương bị xóa sổ, nhưng những dấu tích của công trình này thì vẫn còn đó. Cánh cổng của nhà máy lừng danh một thuở giờ đây nằm khiêm tốn ở số 74 đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP HCM.
Nằm ở một vị trí rất đắc địa, ngay phía sau Nhà hát Thành phố, trong những năm gần đây hẻm 74 Hai Bà Trưng được đông đảo du khách quốc tế biết đến như một "hẻm ẩm thực" quyến rũ của TP HCM. Khuôn viên nhà máy ngày nay là nơi tập trung nhiều nhà hàng sang trọng, du khách chủ yếu là người phương Tây.
Ít ai biết đến quá khứ đen tối của nơi từng là công xưởng chế biến thuốc phiện lớn nhất Đông Dương này.
Hoạt động kinh doanh thuốc phiện mà trong đó nhà máy sản xuất thuốc phiện Sài Gòn giữ vai trò đặc biệt quan trọng, đã đem lại cho người Pháp những khoản lợi nhuận kếch sù mỗi năm.
Vào năm 1902, đã có 113,7 tấn thuốc phiện được bán ra ở Đông Dương, đem về cho người Pháp 27,1 triệu đồng, chiếm 25% tài khoản của Pháp ở Đông Dương.
Vào năm 1914, lượng thuốc phiện bán ra giảm xuống còn 74,5 tấn, do giá thuốc phiện tăng nên Pháp vẫn thu được 35,6 triệu đồng, chiếm 37% tài khoản ở Đông Dương.
Có thể nói, nhà máy sản xuất thuốc phiện ở Sài Gòn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với chính quyền Pháp.
Không chỉ trên phương diện kinh tế, nhà máy còn có tầm quan trọng lớn về chính trị - xã hội.
Thuộc phiện được người Pháp sử dụng như một công cụ cai trị dân chúng, làm thui chột tinh thần đấu tranh chống thực dân ở Đông Dương.
Phải đến năm 1954, việc sản xuất và sử dụng thuốc phiện mới bị cấm ở Đông Dương.
Sau 1 thế kỷ, sự tồn tại của nhà máy thuốc phiện Sài Gòn dường như đã chìm vào quên lãng.
Những dấu tích còn lại của nhà máy là lời nhắc nhở về một giai đoạn u ám trong lịch sử đất nước.
Sau khi chiếm đóng Đông Dương, người pháp đã tận dụng thói quen tiêu thụ thuốc phiện trong dân sở tại để phát triển ngành công nghiệp thuốc phiện nhằm đem lại nguồn thu cho chính quốc. Năm 1881, một nhà máy sản xuất thuốc phiện lớn đã được người Pháp xây dựng trên đường đường Paul Blanchy ở trung tâm Sài Gòn. Ảnh: Cổng vào nhà máy thuốc phiện Sài Gòn thời thuộc địa.
Những thăng trầm lịch sử đã khiến nhà máy thuốc phiện duy nhất ở Đông Dương bị xóa sổ, nhưng những dấu tích của công trình này thì vẫn còn đó. Cánh cổng của nhà máy lừng danh một thuở giờ đây nằm khiêm tốn ở số 74 đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP HCM.
Nằm ở một vị trí rất đắc địa, ngay phía sau Nhà hát Thành phố, trong những năm gần đây hẻm 74 Hai Bà Trưng được đông đảo du khách quốc tế biết đến như một "hẻm ẩm thực" quyến rũ của TP HCM. Khuôn viên nhà máy ngày nay là nơi tập trung nhiều nhà hàng sang trọng, du khách chủ yếu là người phương Tây.
Ít ai biết đến quá khứ đen tối của nơi từng là công xưởng chế biến thuốc phiện lớn nhất Đông Dương này.
Hoạt động kinh doanh thuốc phiện mà trong đó nhà máy sản xuất thuốc phiện Sài Gòn giữ vai trò đặc biệt quan trọng, đã đem lại cho người Pháp những khoản lợi nhuận kếch sù mỗi năm.
Vào năm 1902, đã có 113,7 tấn thuốc phiện được bán ra ở Đông Dương, đem về cho người Pháp 27,1 triệu đồng, chiếm 25% tài khoản của Pháp ở Đông Dương.
Vào năm 1914, lượng thuốc phiện bán ra giảm xuống còn 74,5 tấn, do giá thuốc phiện tăng nên Pháp vẫn thu được 35,6 triệu đồng, chiếm 37% tài khoản ở Đông Dương.
Có thể nói, nhà máy sản xuất thuốc phiện ở Sài Gòn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với chính quyền Pháp.
Không chỉ trên phương diện kinh tế, nhà máy còn có tầm quan trọng lớn về chính trị - xã hội.
Thuộc phiện được người Pháp sử dụng như một công cụ cai trị dân chúng, làm thui chột tinh thần đấu tranh chống thực dân ở Đông Dương.
Phải đến năm 1954, việc sản xuất và sử dụng thuốc phiện mới bị cấm ở Đông Dương.
Sau 1 thế kỷ, sự tồn tại của nhà máy thuốc phiện Sài Gòn dường như đã chìm vào quên lãng.
Những dấu tích còn lại của nhà máy là lời nhắc nhở về một giai đoạn u ám trong lịch sử đất nước.