Cạnh Ghềnh Ráng - danh thắng nổi tiếng của thành phố biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) có một ngọn đồi mang cái tên rất thơ mộng: Đồi Thi Nhân. Từ chân đồi có một lối đi trên những bậc thang đá dẫn tới đỉnh đồi, nơi đặt một ngôi mộ đặc biệt: Mộ của thi sĩ Hàn Mặc Tử.
Mộ của nhà thơ có một địa thế rất đẹp: Nằm dựa lưng vào núi, nhìn bao quát cả dải bờ biển Quy Nhơn chạy dài trước mặt, hút trọn tầm mắt một phần thành phố Quy Nhơn. Mộ rộng chừng dăm thước vuông, ốp đá hoa cương, xung quanh là vườn hoa và những tàn cây xanh mát. Phía trên đầu mộ là tượng Đức Mẹ Maria hiền từ nhìn xuống. Bia mộ không nhắc đến sự nghiệp thi ca của Hàn Mặc Tử mà chỉ ghi những dòng chữ khiêm nhường: “Đây an nghỉ trong tay Mẹ Maria: Hàn Mặc Tử, tức Phêrô Phanxicô Nguyễn Trọng Trí”. Trong các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam, Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) là người có số phận bi kịch khó ai sánh bằng.
Giữa giai đoạn tuổi xuân rạo rực và sự nghiệp đang đạt đến đỉnh cao, ông đã bị mắc căn bệnh hết sức hiểm nghèo thời đó - bệnh cùi - và phải sống cách ly trong sự dày vò của bệnh tật tại làng phong Quy Hòa. Ít lâu sau, Hàn Mặc Tử đã ra đi trong sự tiếc nuối vô vàn của những người yêu thơ ông.Sau khi mất, Hàn Mặc Tử được mai táng trong nghĩa địa của làng phong Quy Hòa. Mộ của ông cũng không có gì đặc biệt so với các bệnh nhân khác. Do hoàn cảnh khó khăn nên mãi đến ngày 13/01/1959, gia đình và bạn bè Hàn Mặc Tử mới cải táng ông sang địa điểm ngày nay. Khi còn sống, Hàn Mặc Tử đã từng tâm sự rằng khi chết muốn được chôn trên đèo Son, khu vực dựa lưng vào núi, mặt quay ra biển ở cửa ngõ Quy Nhơn. Khi cải táng, người thân của Hàn cũng muốn thực hiện ý muốn của người đã khuất, nhưng khi đó đèo Son là khu vực cấm nên mọi người đã chọn Ghềnh Ráng là khu vực cũng hội đủ những yếu tố như nguyện vọng của người thi sĩ...
Cạnh Ghềnh Ráng - danh thắng nổi tiếng của thành phố biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) có một ngọn đồi mang cái tên rất thơ mộng: Đồi Thi Nhân. Từ chân đồi có một lối đi trên những bậc thang đá dẫn tới đỉnh đồi, nơi đặt một ngôi mộ đặc biệt: Mộ của thi sĩ Hàn Mặc Tử.
Mộ của nhà thơ có một địa thế rất đẹp: Nằm dựa lưng vào núi, nhìn bao quát cả dải bờ biển Quy Nhơn chạy dài trước mặt, hút trọn tầm mắt một phần thành phố Quy Nhơn.
Mộ rộng chừng dăm thước vuông, ốp đá hoa cương, xung quanh là vườn hoa và những tàn cây xanh mát. Phía trên đầu mộ là tượng Đức Mẹ Maria hiền từ nhìn xuống.
Bia mộ không nhắc đến sự nghiệp thi ca của Hàn Mặc Tử mà chỉ ghi những dòng chữ khiêm nhường: “Đây an nghỉ trong tay Mẹ Maria: Hàn Mặc Tử, tức Phêrô Phanxicô Nguyễn Trọng Trí”.
Trong các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam, Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) là người có số phận bi kịch khó ai sánh bằng.
Giữa giai đoạn tuổi xuân rạo rực và sự nghiệp đang đạt đến đỉnh cao, ông đã bị mắc căn bệnh hết sức hiểm nghèo thời đó - bệnh cùi - và phải sống cách ly trong sự dày vò của bệnh tật tại làng phong Quy Hòa. Ít lâu sau, Hàn Mặc Tử đã ra đi trong sự tiếc nuối vô vàn của những người yêu thơ ông.
Sau khi mất, Hàn Mặc Tử được mai táng trong nghĩa địa của làng phong Quy Hòa. Mộ của ông cũng không có gì đặc biệt so với các bệnh nhân khác. Do hoàn cảnh khó khăn nên mãi đến ngày 13/01/1959, gia đình và bạn bè Hàn Mặc Tử mới cải táng ông sang địa điểm ngày nay.
Khi còn sống, Hàn Mặc Tử đã từng tâm sự rằng khi chết muốn được chôn trên đèo Son, khu vực dựa lưng vào núi, mặt quay ra biển ở cửa ngõ Quy Nhơn. Khi cải táng, người thân của Hàn cũng muốn thực hiện ý muốn của người đã khuất, nhưng khi đó đèo Son là khu vực cấm nên mọi người đã chọn Ghềnh Ráng là khu vực cũng hội đủ những yếu tố như nguyện vọng của người thi sĩ...