Tọa lạc tại số 6 Nguyễn Thái Học, ở trung tâm phố cổ Hội An, miếu Hy Hòa là một công trình lịch sử gắn bó mật thiết với sự phát triển hưng thịnh của Đô thị thương cảng Hội An.Miếu được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, trên đất của làng Minh Hương xưa. Tên miếu đặt theo tên phố Hy Hòa, nơi miếu được xây dựng. Người dân phố này chuyên làm lịch và hàng mã.Miếu Hy Hòa là nơi thờ Ngũ Hành Tiên Nương một tín ngưỡng độc đáo của cộng đồng dân cư Việt - Hoa ở miền Nam thời xưa.Tín ngưỡng này có nguồn gốc từ thuyết Ngũ Hành của Trung Hoa, rồi hòa quyện vào những tín ngưỡng dân gian đã có trước đó của người Việt. Theo đó, Ngũ Hành Tiên Nương là 5 vị nữ thần tượng trưng cho 5 nguyên tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong Ngũ Hành.Dân gian tin rằng Ngũ Hành Tiên Nương có những quyền năng đối với các nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim khí, nước nôi và cây gỗ, tức đây là nhóm thần linh có thể phù hộ cho nông dân, ngư dân, thợ thủ công… nói chung là hầu hết tầng lớp dân lao động trong xã hội thời xưa.Trong quá trình tồn tại, miều Hy Hòa đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử.Vào đầu thế kỷ 20, ngôi miếu này từng được sử dụng như một "trường tư" dạy chữ Nho.Đến năm 2005, miếu Hy Hòa được đại tu, trở về với nguyên trạng và trở thành một điểm đến quan trọng của phố cổ Hội An.
Tọa lạc tại số 6 Nguyễn Thái Học, ở trung tâm phố cổ Hội An, miếu Hy Hòa là một công trình lịch sử gắn bó mật thiết với sự phát triển hưng thịnh của Đô thị thương cảng Hội An.
Miếu được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, trên đất của làng Minh Hương xưa. Tên miếu đặt theo tên phố Hy Hòa, nơi miếu được xây dựng. Người dân phố này chuyên làm lịch và hàng mã.
Miếu Hy Hòa là nơi thờ Ngũ Hành Tiên Nương một tín ngưỡng độc đáo của cộng đồng dân cư Việt - Hoa ở miền Nam thời xưa.
Tín ngưỡng này có nguồn gốc từ thuyết Ngũ Hành của Trung Hoa, rồi hòa quyện vào những tín ngưỡng dân gian đã có trước đó của người Việt. Theo đó, Ngũ Hành Tiên Nương là 5 vị nữ thần tượng trưng cho 5 nguyên tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong Ngũ Hành.
Dân gian tin rằng Ngũ Hành Tiên Nương có những quyền năng đối với các nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim khí, nước nôi và cây gỗ, tức đây là nhóm thần linh có thể phù hộ cho nông dân, ngư dân, thợ thủ công… nói chung là hầu hết tầng lớp dân lao động trong xã hội thời xưa.
Trong quá trình tồn tại, miều Hy Hòa đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử.
Vào đầu thế kỷ 20, ngôi miếu này từng được sử dụng như một "trường tư" dạy chữ Nho.
Đến năm 2005, miếu Hy Hòa được đại tu, trở về với nguyên trạng và trở thành một điểm đến quan trọng của phố cổ Hội An.