Núi Ba Vì nằm ở độ cao gần 1300m với những giá trị hiếm có của một thảm thực vật đa dạng, điều kiện khí hậu lý tưởng chỉ dao động từ 17-29 độ. Cùng với những giá trị tâm linh, giá trị văn hóa, đây là nơi người Pháp phát hiện từ những năm đầu thế kỷ XX và xây dựng các khu biệt thự nghỉ dưỡng.Có khoảng 200 phế tích về khu nghỉ dưỡng người Pháp vẫn còn tồn tại trên núi Ba Vì. Theo thời gian, các công trình nay chỉ còn là những phế tích.Theo đó, từ hiệu lệnh của viên Toàn quyền khai mở cho công cuộc khai thác thuộc địa là Paul Doumer (1897-1902) đòi hỏi các thuộc cấp của mình trên toàn Đông Dương phải phát hiện ra những không gian cư trú mát mẻ làm nơi nghỉ dưỡng cho người Âu. Ngoài các địa danh nổi tiếng như Lang Bian, Bà Nà, Tam Đảo... còn có Ba Vì.Khai phá và mở con đường đầu tiên dẫn đến đỉnh núi Ba Vì vào năm 1902 là ông Muselier. Sau đó, những người Pháp khác lần lượt xây dựng các công trình với nhiều chức năng.Nhiều công trình như biệt thự, nhà trẻ, trạm nghỉ quân sự, khu trại thanh niên... dần được xây dựng trên núi Ba Vì trong giai đoạn 1937-1941.Một số tài liệu còn cho thấy, Toàn quyền Đông Dương phê chuẩn và thông báo bản quy hoạch khu nghỉ dưỡng ở độ cao 1.000m.Trong ảnh là phế tích nhà thờ ở độ cao 800m.Các bức tường của các công trình biệt thự trên núi Ba Vì đều có độ dày và kiên cố.Năm 1936, khu nhà nghỉ dưỡng dành cho giới quân nhân và các tướng lĩnh được xây dựng. Ngoài nhà nghỉ còn có thêm cả ụ pháo khống chế và sân bay dã chiến.Phế tích ụ pháo ở độ cao 600m.Sự tàn lụi của khu nghỉ dưỡng Ba Vì kể từ năm 1945, khi Cách mạng tháng 8 nổ ra. Đến nay, nhiều công trình đã mất dấu, hoặc chôn vùi trong lớp cỏ cây và rêu phong. Nhiều câu hỏi đặt ra, có nên khôi phục lại các phế tích và khôi phục thế nào để phát huy được hiệu quả các công trình này?
Núi Ba Vì nằm ở độ cao gần 1300m với những giá trị hiếm có của một thảm thực vật đa dạng, điều kiện khí hậu lý tưởng chỉ dao động từ 17-29 độ. Cùng với những giá trị tâm linh, giá trị văn hóa, đây là nơi người Pháp phát hiện từ những năm đầu thế kỷ XX và xây dựng các khu biệt thự nghỉ dưỡng.
Có khoảng 200 phế tích về khu nghỉ dưỡng người Pháp vẫn còn tồn tại trên núi Ba Vì. Theo thời gian, các công trình nay chỉ còn là những phế tích.
Theo đó, từ hiệu lệnh của viên Toàn quyền khai mở cho công cuộc khai thác thuộc địa là Paul Doumer (1897-1902) đòi hỏi các thuộc cấp của mình trên toàn Đông Dương phải phát hiện ra những không gian cư trú mát mẻ làm nơi nghỉ dưỡng cho người Âu. Ngoài các địa danh nổi tiếng như Lang Bian, Bà Nà, Tam Đảo... còn có Ba Vì.
Khai phá và mở con đường đầu tiên dẫn đến đỉnh núi Ba Vì vào năm 1902 là ông Muselier. Sau đó, những người Pháp khác lần lượt xây dựng các công trình với nhiều chức năng.
Nhiều công trình như biệt thự, nhà trẻ, trạm nghỉ quân sự, khu trại thanh niên... dần được xây dựng trên núi Ba Vì trong giai đoạn 1937-1941.
Một số tài liệu còn cho thấy, Toàn quyền Đông Dương phê chuẩn và thông báo bản quy hoạch khu nghỉ dưỡng ở độ cao 1.000m.
Trong ảnh là phế tích nhà thờ ở độ cao 800m.
Các bức tường của các công trình biệt thự trên núi Ba Vì đều có độ dày và kiên cố.
Năm 1936, khu nhà nghỉ dưỡng dành cho giới quân nhân và các tướng lĩnh được xây dựng. Ngoài nhà nghỉ còn có thêm cả ụ pháo khống chế và sân bay dã chiến.
Phế tích ụ pháo ở độ cao 600m.
Sự tàn lụi của khu nghỉ dưỡng Ba Vì kể từ năm 1945, khi Cách mạng tháng 8 nổ ra. Đến nay, nhiều công trình đã mất dấu, hoặc chôn vùi trong lớp cỏ cây và rêu phong. Nhiều câu hỏi đặt ra, có nên khôi phục lại các phế tích và khôi phục thế nào để phát huy được hiệu quả các công trình này?