Được mệnh danh là Biển Hồ của Tây Nguyên, hồ T'Nưng (phía Tây Bắc thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai) là một thắng cảnh nổi tiếng gắn với truyền thuyết được lưu truyền hàng trăm năm qua của người dân tộc Gia Rai.Theo lời kể được truyền miệng, ngày xưa nơi đây là buôn làng sầm uất với những dòng suối nước trong veo. Hàng ngày tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng đàn hòa vang thành những khúc nhạc rộn rã, âm vang khắp núi rừng...Thế rồi một năm nọ, trâu bò cả làng đều chết. Dân làng cho là Giàng (Ông Trời) ghét bỏ nên cùng tộc trưởng vào rừng săn bắt nai đem về làm lễ cúng Giàng. Lễ xong, mọi người đang vui say, tin rằng Giàng sẽ phù trợ. Nào ngờ, mặt đất bỗng nhiên rung chuyển mạnh làm sụp đổ cả làng xuống vực sâu, nước tràn ngập, không còn một ai sống sót.Riêng có vợ chồng Mạc Mây bận đi thăm bà con ở xa nên đã tránh được tai nạn thảm khốc. Về làng, chỉ thấy toàn biển nước mênh mông, quá bàng hoàng, khiếp sợ bèn chạy đi báo các làng lân cận về tin khủng khiếp này.Cũng từ đó, người Gia Rai nhớ thương da diết những người đã khuất vì tai nạn trên và luôn luôn xem biển hồ T'Nưng là chứng tích của một sự kiện bi thảm khó quên...Theo các nhà khoa học thì hồ T'Nưng chính là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Hồ có hình bầu dục, độ sâu trung bình từ khoảng 12 đến 19 mét, nằm ở độ cao khoảng 500 mét so với mực nước biển. Diện tích hồ lên tới 228 ha bao quanh những rừng thông và núi, vào mùa mưa, mặt nước có thể lan rộng ra trên 400 ha.Do hồ rất rộng, khi gió to thường có sóng lớn nên đồng bào dân tộc gọi là T'Nưng, có nghĩa là "biển trên núi", còn người Việt từ miền xuôi lên quen gọi là Biển Hồ.Bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô cao cho nên đứng từ vị trí nào của bờ hồ cũng có thể trông thấy rõ lòng hồ.Trong nhiều thế kỷ, hồ T'Nưng là nguồn sống thiết yếu của đồng bào trong vùng. Ngày nay, đây là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng và là vựa cá lớn của Tây Nguyên.Là một thắng cảnh nổi tiếng của Tây Nguyên, trong những năm gần đây hồ T'Nưng du hút ngày một đông du khách đến tham quan, khám phá.
Được mệnh danh là Biển Hồ của Tây Nguyên, hồ T'Nưng (phía Tây Bắc thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai) là một thắng cảnh nổi tiếng gắn với truyền thuyết được lưu truyền hàng trăm năm qua của người dân tộc Gia Rai.
Theo lời kể được truyền miệng, ngày xưa nơi đây là buôn làng sầm uất với những dòng suối nước trong veo. Hàng ngày tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng đàn hòa vang thành những khúc nhạc rộn rã, âm vang khắp núi rừng...
Thế rồi một năm nọ, trâu bò cả làng đều chết. Dân làng cho là Giàng (Ông Trời) ghét bỏ nên cùng tộc trưởng vào rừng săn bắt nai đem về làm lễ cúng Giàng. Lễ xong, mọi người đang vui say, tin rằng Giàng sẽ phù trợ. Nào ngờ, mặt đất bỗng nhiên rung chuyển mạnh làm sụp đổ cả làng xuống vực sâu, nước tràn ngập, không còn một ai sống sót.
Riêng có vợ chồng Mạc Mây bận đi thăm bà con ở xa nên đã tránh được tai nạn thảm khốc. Về làng, chỉ thấy toàn biển nước mênh mông, quá bàng hoàng, khiếp sợ bèn chạy đi báo các làng lân cận về tin khủng khiếp này.
Cũng từ đó, người Gia Rai nhớ thương da diết những người đã khuất vì tai nạn trên và luôn luôn xem biển hồ T'Nưng là chứng tích của một sự kiện bi thảm khó quên...
Theo các nhà khoa học thì hồ T'Nưng chính là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Hồ có hình bầu dục, độ sâu trung bình từ khoảng 12 đến 19 mét, nằm ở độ cao khoảng 500 mét so với mực nước biển. Diện tích hồ lên tới 228 ha bao quanh những rừng thông và núi, vào mùa mưa, mặt nước có thể lan rộng ra trên 400 ha.
Do hồ rất rộng, khi gió to thường có sóng lớn nên đồng bào dân tộc gọi là T'Nưng, có nghĩa là "biển trên núi", còn người Việt từ miền xuôi lên quen gọi là Biển Hồ.
Bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô cao cho nên đứng từ vị trí nào của bờ hồ cũng có thể trông thấy rõ lòng hồ.
Trong nhiều thế kỷ, hồ T'Nưng là nguồn sống thiết yếu của đồng bào trong vùng. Ngày nay, đây là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng và là vựa cá lớn của Tây Nguyên.
Là một thắng cảnh nổi tiếng của Tây Nguyên, trong những năm gần đây hồ T'Nưng du hút ngày một đông du khách đến tham quan, khám phá.