Được bảo quản và trưng bày tại Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, “ lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý” được coi là một kiệt tác của nền mỹ thuật cổ Việt Nam.Hiện vật có hình dáng như một nửa chiếc lá cây bồ đề theo chiều bổ dọc, hai mặt lá đề khá tương đồng nhau, thể hiện hình chim phượng đang nhảy múa.Chim phượng được tạo hình với đầu ngẩng cao, mỏ to và cong chụm lại, mắt to và tròn, đầu có mào dài uốn ngược về phía trước.Cổ phượng hoàng cao, cánh dang rộng, thân căng tròn, được đặc tả bằng những lớp lông rất chi tiết.Đuôi phượng dài, được diễn tả với nhiều lớp, uốn lượn nhiều khúc vút lên đỉnh lá đề.Bên cạnh hình ảnh chim phượng, đồ án hoa văn trang trí ở hai mặt về cơ bản cũng tương đồng nhau.Các khoảng trống được đục thủng và phần rìa được tạo hình tỉ mỉ khiến cho đồ án hoa văn có cấu trúc nổi khối và hiệu ứng chiều sâu.Hiện vật từng có bệ nhưng đã bị mất và chưa được phục chế. Dựa vào cấu trúc của lá đề, so sánh với một số lá đề khác có thể đoán phần bệ có cấu trúc giống như một viên ngói úp nhưng thân dày hơn.Mặc dù một phần trên lá đề bị vỡ và phần bệ bị mất, nhưng so với những lá đề cùng loại đã được phát hiện thì lá đề này là phiên bản còn đầy đủ và đẹp nhất.Hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 73/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 18/1/2024.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Được bảo quản và trưng bày tại Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, “ lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý” được coi là một kiệt tác của nền mỹ thuật cổ Việt Nam.
Hiện vật có hình dáng như một nửa chiếc lá cây bồ đề theo chiều bổ dọc, hai mặt lá đề khá tương đồng nhau, thể hiện hình chim phượng đang nhảy múa.
Chim phượng được tạo hình với đầu ngẩng cao, mỏ to và cong chụm lại, mắt to và tròn, đầu có mào dài uốn ngược về phía trước.
Cổ phượng hoàng cao, cánh dang rộng, thân căng tròn, được đặc tả bằng những lớp lông rất chi tiết.
Đuôi phượng dài, được diễn tả với nhiều lớp, uốn lượn nhiều khúc vút lên đỉnh lá đề.
Bên cạnh hình ảnh chim phượng, đồ án hoa văn trang trí ở hai mặt về cơ bản cũng tương đồng nhau.
Các khoảng trống được đục thủng và phần rìa được tạo hình tỉ mỉ khiến cho đồ án hoa văn có cấu trúc nổi khối và hiệu ứng chiều sâu.
Hiện vật từng có bệ nhưng đã bị mất và chưa được phục chế. Dựa vào cấu trúc của lá đề, so sánh với một số lá đề khác có thể đoán phần bệ có cấu trúc giống như một viên ngói úp nhưng thân dày hơn.
Mặc dù một phần trên lá đề bị vỡ và phần bệ bị mất, nhưng so với những lá đề cùng loại đã được phát hiện thì lá đề này là phiên bản còn đầy đủ và đẹp nhất.
Hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 73/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 18/1/2024.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.