Gia đình nghệ nhân Nguyễn Bá Quý ở làng nghề Chè, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa có nhiều đời làm nghề đúc đồng. Gia đình ông đã 4 lần xác lập kỷ lục Việt Nam với các tác phẩm từ nghề đúc đồng. Trong số này, đáng chú ý là phiên bản trống đồng Ngọc Lũ bằng phương pháp thủ công truyền thống lớn nhất Việt Nam. Ảnh: baothanhhoa.Phiên bản trống đồng Ngọc Lũ lớn nhất Việt Nam được nghệ nhân Nguyễn Bá Quý và các công nhân làm bằng phương pháp thủ công trong thời gian 6 tháng. Ảnh: baothanhhoa.Sau khi hoàn thành, chiếc trống đồng Ngọc Lũ có đường kính mặt 2,35m, cao 1,87m, nặng gần 4 tấn. Chi phí để hoàn thành chiếc trống này là gần 4 tỉ đồng. Ảnh: baothanhhoa.Phần thân và tang trống được các nghệ nhân đúc với các họa tiết, hoa văn theo phiên bản giống trống đồng Ngọc Lũ (được tìm thấy ở Ngọc Lũ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Tiếp đến, phần thân trống có 3 chiếc quai. Ảnh: baothanhhoa.Mặt trống chính giữa đúc nổi ngôi sao 14 cánh bao quanh một mặt tròn nổi, chính là núm để đánh trống. Xen giữa các cánh sao là những họa tiết hình lông công. Ảnh: Người lao động.Hoa văn của trống mô phỏng trống đồng Ngọc Lũ với kiểu chìm nổi, gồm nhiều nét vẽ tượng trưng như 18 chim lạc, cảnh giã gạo, múa... Ảnh: baothanhhoa.Tạo hoa văn, họa tiết trên trống đồng Ngọc Lũ nặng gần 4 tấn là một trong những khâu khó khăn và kỳ công nhất. Ảnh: baothanhhoa.Vào ngày 30/3/2018, trống đồng nặng gần 4 tấn được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (kỷ lục Guinness Việt Nam) chính thức công bố kỷ lục về "Người thực hiện phiên bản trống đồng Ngọc Lũ bằng phương pháp thủ công truyền thống lớn nhất Việt Nam" (phá kỷ lục). Ảnh: Người lao động.Hiện chiếc trống đồng lớn nhất Việt Nam được trưng bày tại khu vực làng nghề truyền thống của xã Thiệu Trung, để người dân và du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng. Ảnh: Người lao động.Mời độc giả xem video: Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua những trống đồng Đông Sơn. Nguồn: THĐT1.
Gia đình nghệ nhân Nguyễn Bá Quý ở làng nghề Chè, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa có nhiều đời làm nghề đúc đồng. Gia đình ông đã 4 lần xác lập kỷ lục Việt Nam với các tác phẩm từ nghề đúc đồng. Trong số này, đáng chú ý là phiên bản trống đồng Ngọc Lũ bằng phương pháp thủ công truyền thống lớn nhất Việt Nam. Ảnh: baothanhhoa.
Phiên bản trống đồng Ngọc Lũ lớn nhất Việt Nam được nghệ nhân Nguyễn Bá Quý và các công nhân làm bằng phương pháp thủ công trong thời gian 6 tháng. Ảnh: baothanhhoa.
Sau khi hoàn thành, chiếc trống đồng Ngọc Lũ có đường kính mặt 2,35m, cao 1,87m, nặng gần 4 tấn. Chi phí để hoàn thành chiếc trống này là gần 4 tỉ đồng. Ảnh: baothanhhoa.
Phần thân và tang trống được các nghệ nhân đúc với các họa tiết, hoa văn theo phiên bản giống trống đồng Ngọc Lũ (được tìm thấy ở Ngọc Lũ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Tiếp đến, phần thân trống có 3 chiếc quai. Ảnh: baothanhhoa.
Mặt trống chính giữa đúc nổi ngôi sao 14 cánh bao quanh một mặt tròn nổi, chính là núm để đánh trống. Xen giữa các cánh sao là những họa tiết hình lông công. Ảnh: Người lao động.
Hoa văn của trống mô phỏng trống đồng Ngọc Lũ với kiểu chìm nổi, gồm nhiều nét vẽ tượng trưng như 18 chim lạc, cảnh giã gạo, múa... Ảnh: baothanhhoa.
Tạo hoa văn, họa tiết trên trống đồng Ngọc Lũ nặng gần 4 tấn là một trong những khâu khó khăn và kỳ công nhất. Ảnh: baothanhhoa.
Vào ngày 30/3/2018, trống đồng nặng gần 4 tấn được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (kỷ lục Guinness Việt Nam) chính thức công bố kỷ lục về "Người thực hiện phiên bản trống đồng Ngọc Lũ bằng phương pháp thủ công truyền thống lớn nhất Việt Nam" (phá kỷ lục). Ảnh: Người lao động.
Hiện chiếc trống đồng lớn nhất Việt Nam được trưng bày tại khu vực làng nghề truyền thống của xã Thiệu Trung, để người dân và du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng. Ảnh: Người lao động.
Mời độc giả xem video: Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua những trống đồng Đông Sơn. Nguồn: THĐT1.