Triển lãm Đèn cổ Việt Nam khai mạc sáng ngày 1/2/2013 và kéo dài
tới tháng 5/2013 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 1 Tràng Tiền, Hà Nội. Nhiều
hiện vật có giá trị được trưng bày, đặc biệt là cây đèn hình người quỳ
bằng đồng thuộc văn hóa Đông Sơn, cách đây 2.500-2.000 năm. Đây là một
trong 11 Bảo vật Quốc gia của Bảo tàng vừa được Thủ tướng Chính phủ ký
quyết định công nhận trong đợt xét tặng hồi tháng 10/2012.Đèn Gốm thuộc di chỉ Hòa Diêm (Cam Ranh, Khánh Hòa). Cách ngày nay
2.500-1.800 năm. Theo thống kê của ngành khảo cổ, đèn được chế tác cách
ngày nay hàng ngàn năm để giữ lửa phục vụ đời sống sinh hoạt như thắp
sáng, sưởi ấm, đun nấu…Đèn cũng đóng vai trò quan trọng trong
đời sống tôn giáo, tín ngưỡng; gắn bó với các không gian tâm linh của
người Việt Nam. Bộ sưu tập đèn từ thế kỷ I-X được chế tác chủ yếu bằng
chất liệu đồng và gốm. Trong ảnh là chân đèn hình người bằng đồng tại
Rạch Giá (Kiên Giang), thuộc thế kỷ IV-VI. Bộ sưu tập đèn từ đầu
từ XI đến đầu thế kỷ XX-thời kỳ phong kiến Đại Việt độc lập tự chủ, có
những đặc thù riêng trải theo phong cách mỹ thuật của từng thời kỳ. Đèn
hình đài sen bằng gốm men nâu, thời Lý (thế kỷ XI-XIII).
Chân đèn bằng gốm hoa lam thời Lê sơ, thế kỷ XV. Chân đèn bằng gốm hoa lam thời Mạc, năm 1580. Trong ảnh là tượng phỗng dâng đèn bằng đồng thời Lê trung Hưng thế kỷ XVII-XVIII. Chân đèn đế hình nghê bằng gốm men trắng thời Lê trung Hưng thế kỷ
XVII-XVIII. Triển lãm được tổ chức nhằm mang đến cho khách tham quan
trong và ngoài nước có thêm những hiểu biết về cấu tạo, kỹ thuật chế
tác, cách thức, chức năng sử dụng đèn cổ ở Việt Nam cùng những giá trị
lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ẩn chứa trong sưu tập.
Triển lãm Đèn cổ Việt Nam khai mạc sáng ngày 1/2/2013 và kéo dài
tới tháng 5/2013 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 1 Tràng Tiền, Hà Nội. Nhiều
hiện vật có giá trị được trưng bày, đặc biệt là cây đèn hình người quỳ
bằng đồng thuộc văn hóa Đông Sơn, cách đây 2.500-2.000 năm. Đây là một
trong 11 Bảo vật Quốc gia của Bảo tàng vừa được Thủ tướng Chính phủ ký
quyết định công nhận trong đợt xét tặng hồi tháng 10/2012.
Đèn Gốm thuộc di chỉ Hòa Diêm (Cam Ranh, Khánh Hòa). Cách ngày nay
2.500-1.800 năm. Theo thống kê của ngành khảo cổ, đèn được chế tác cách
ngày nay hàng ngàn năm để giữ lửa phục vụ đời sống sinh hoạt như thắp
sáng, sưởi ấm, đun nấu…
Đèn cũng đóng vai trò quan trọng trong
đời sống tôn giáo, tín ngưỡng; gắn bó với các không gian tâm linh của
người Việt Nam. Bộ sưu tập đèn từ thế kỷ I-X được chế tác chủ yếu bằng
chất liệu đồng và gốm. Trong ảnh là chân đèn hình người bằng đồng tại
Rạch Giá (Kiên Giang), thuộc thế kỷ IV-VI.
Bộ sưu tập đèn từ đầu
từ XI đến đầu thế kỷ XX-thời kỳ phong kiến Đại Việt độc lập tự chủ, có
những đặc thù riêng trải theo phong cách mỹ thuật của từng thời kỳ. Đèn
hình đài sen bằng gốm men nâu, thời Lý (thế kỷ XI-XIII).
Chân đèn bằng gốm hoa lam thời Lê sơ, thế kỷ XV.
Chân đèn bằng gốm hoa lam thời Mạc, năm 1580.
Trong ảnh là tượng phỗng dâng đèn bằng đồng thời Lê trung Hưng thế kỷ XVII-XVIII.
Chân đèn đế hình nghê bằng gốm men trắng thời Lê trung Hưng thế kỷ
XVII-XVIII. Triển lãm được tổ chức nhằm mang đến cho khách tham quan
trong và ngoài nước có thêm những hiểu biết về cấu tạo, kỹ thuật chế
tác, cách thức, chức năng sử dụng đèn cổ ở Việt Nam cùng những giá trị
lịch sử, văn hóa, nghệ thuật ẩn chứa trong sưu tập.