Tháp Mường Bám ở xã Mường Bám, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là một trong 4 ngọn tháp cổ của dân tộc Lào còn được gìn giữ ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam.
Tháp được xây trên một quả đồi tự nhiên cách bờ suối Nậm Húa (phần đầu nguồn của dòng sông Mã) khoảng 300m, gồm một quần thể 5 tháp, một tháp to ở giữa và 4 tháp con ở 4 cạnh (hiện chỉ còn lại 1 tháp con). Tháp to cao 13 m, chia làm 4 tầng, thu nhỏ dần về phía trên, được trang trí hoa văn đắp nổi hình voi, hổ, tượng vũ nữ nhảy múa, lá đề uốn theo hình mây, hoa văn hoa cúc, hoa chanh cách điệu...
Tháp nhỏ cao 3,7m nằm cách tháp to 3m, được trang trí chủ yếu là hoa văn lá đề xen kẽ hình vân mây, dây hoa cúc, hoa đồng tiền và lá đề. Phần trên ngọn tháp được thu nhỏ dần, vút lên nền trời. Các ngọn tháp đều được xây bằng gạch vồ màu đỏ được gắn kết với nhau bằng vôi, cát, và mật. Các họa tiết hoa văn được làm bằng vữa đắp nổi, nhiều chỗ gắn thêm vào những hình đất nung trang trí. Theo các nhà sử học, tháp do cộng đồng người Lào chạy nạn khỏi cuộc xâm lược của Miến Điện xây dựng vào khoảng năm 1569 - 1594.
Theo lời kể của các vị cao niên, vào đầu thế kỷ 20 trong khuôn viên quanh khu vực xây tháp còn có chùa và các sư ở, ngày ngày trông nom các ngọn tháp. Tuy nhiên hiện nay chỉ còn lại dấu tích nền chùa bị bao phủ bởi các loài cây dại. Sau 5 thế kỷ tồn tại, những di tích còn lại của tháp Mường Bám đã bị xuống cấp nghiêm trọng với nhiều vết nứt và những mảng bong tróc lớn.
Hiện tại, tỉnh Sơn La đã có kế hoạch trùng tu, khôi phục tòa tháp trở về gần nhất với nguyên bản.
Cùng với tháp Mường Luân, tháp Chiềng Sơ, tháp Mường Và, tháp Mường Bám làm nên một sự giao thoa văn hóa đặc sắc trên cơ sở của mối quan hệ lịch sử đặc biệt Việt - Lào ở vùng đất Tây Bắc.
Tháp Mường Bám ở xã Mường Bám, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là một trong 4 ngọn tháp cổ của dân tộc Lào còn được gìn giữ ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam.
Tháp được xây trên một quả đồi tự nhiên cách bờ suối Nậm Húa (phần đầu nguồn của dòng sông Mã) khoảng 300m, gồm một quần thể 5 tháp, một tháp to ở giữa và 4 tháp con ở 4 cạnh (hiện chỉ còn lại 1 tháp con).
Tháp to cao 13 m, chia làm 4 tầng, thu nhỏ dần về phía trên, được trang trí hoa văn đắp nổi hình voi, hổ, tượng vũ nữ nhảy múa, lá đề uốn theo hình mây, hoa văn hoa cúc, hoa chanh cách điệu...
Tháp nhỏ cao 3,7m nằm cách tháp to 3m, được trang trí chủ yếu là hoa văn lá đề xen kẽ hình vân mây, dây hoa cúc, hoa đồng tiền và lá đề. Phần trên ngọn tháp được thu nhỏ dần, vút lên nền trời.
Các ngọn tháp đều được xây bằng gạch vồ màu đỏ được gắn kết với nhau bằng vôi, cát, và mật. Các họa tiết hoa văn được làm bằng vữa đắp nổi, nhiều chỗ gắn thêm vào những hình đất nung trang trí.
Theo các nhà sử học, tháp do cộng đồng người Lào chạy nạn khỏi cuộc xâm lược của Miến Điện xây dựng vào khoảng năm 1569 - 1594.
Theo lời kể của các vị cao niên, vào đầu thế kỷ 20 trong khuôn viên quanh khu vực xây tháp còn có chùa và các sư ở, ngày ngày trông nom các ngọn tháp. Tuy nhiên hiện nay chỉ còn lại dấu tích nền chùa bị bao phủ bởi các loài cây dại.
Sau 5 thế kỷ tồn tại, những di tích còn lại của tháp Mường Bám đã bị xuống cấp nghiêm trọng với nhiều vết nứt và những mảng bong tróc lớn.
Hiện tại, tỉnh Sơn La đã có kế hoạch trùng tu, khôi phục tòa tháp trở về gần nhất với nguyên bản.
Cùng với tháp Mường Luân, tháp Chiềng Sơ, tháp Mường Và, tháp Mường Bám làm nên một sự giao thoa văn hóa đặc sắc trên cơ sở của mối quan hệ lịch sử đặc biệt Việt - Lào ở vùng đất Tây Bắc.