Cách tháp Mường Luân khoảng 10km về phía Đông có một ngọn tháp khác của người dân tộc Lào, được đánh giá là còn nguyên vẹn hơn. Đó là tháp Chiềng Sơ ở bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.Khác với tháp Mường Luân, lịch sử của ngọn tháp ở Chiềng Sơ là không rõ ràng. Khi người dân tộc Thái đến đây định canh vào năm 1937 đã thấy tháp bị bỏ hoang.Dù không có một tư liệu lịch sử cụ thể nào khẳng định niên đại khởi dựng của tháp, nhưng kết quả của các nhà nghiên cứu cho thấy tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 15-16, cùng niên đại với tháp Mường Luân.Về tổng thể, tháp cao 10,5m, được xây dựng bằng gạch và vôi vữa mật, nhỏ dần từ dưới lên trên. Bố cục kiến trúc và các họa tiết trang trí trên thân tháp có nhiều nét tương đồng với tháp Mường Luân, với các hình ảnh chim muông, hoa lá cách điệu.Đặc biệt là hình tượng rồng lại xuất hiện, với những con rồng được đắp nổi uốn mình quanh thân tháp, đầu và đuôi rồng chụm vào nhau tạo thành hình số tám. Những con rồng này mang trên mình lớp vảy đặc trưng, không giống phong cách thể hiện rồng truyền thống của người Việt.Tất cả các họa tiết hoa văn được bố trí hài hòa quanh thân tháp nhằm tạo điểm nhấn và tôn lên vẻ đẹp của tháp, tạo sức hấp dẫn và lôi cuốn người xem khi chiêm ngưỡng di tích kiến trúc nghệ thuật này.Phần đỉnh tháp được trang trí giống thân tháp, chỉ khác về kích thước được thu nhỏ để tạo nên vẻ đẹp mềm mại và thanh tú của tháp.Quanh chân tháp từng có tượng 2 con voi ở 2 góc phía trước mặt tháp và 2 góc phía sau đặt 2 con chó, tất cả đều được bố trí đầu quay về phía trước của tháp. Những bức tượng này giờ đây đã đổ vỡ và nằm bên chân tháp.Mặt trước của tháp còn có một bệ đài, dù không còn nguyên vẹn nhưng vẫn thể hiện được những đường nét trang trí tinh xảo.Cũng giống như tháp Mường Luân, cạnh tháp Chiềng Sơ từng có một ngôi chùa, giờ đã không còn nữa.
Cách tháp Mường Luân khoảng 10km về phía Đông có một ngọn tháp khác của người dân tộc Lào, được đánh giá là còn nguyên vẹn hơn. Đó là tháp Chiềng Sơ ở bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
Khác với tháp Mường Luân, lịch sử của ngọn tháp ở Chiềng Sơ là không rõ ràng. Khi người dân tộc Thái đến đây định canh vào năm 1937 đã thấy tháp bị bỏ hoang.
Dù không có một tư liệu lịch sử cụ thể nào khẳng định niên đại khởi dựng của tháp, nhưng kết quả của các nhà nghiên cứu cho thấy tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 15-16, cùng niên đại với tháp Mường Luân.
Về tổng thể, tháp cao 10,5m, được xây dựng bằng gạch và vôi vữa mật, nhỏ dần từ dưới lên trên. Bố cục
kiến trúc và các họa tiết trang trí trên thân tháp có nhiều nét tương đồng với tháp Mường Luân, với các hình ảnh chim muông, hoa lá cách điệu.
Đặc biệt là hình tượng rồng lại xuất hiện, với những con rồng được đắp nổi uốn mình quanh thân tháp, đầu và đuôi rồng chụm vào nhau tạo thành hình số tám. Những con rồng này mang trên mình lớp vảy đặc trưng, không giống phong cách thể hiện rồng truyền thống của người Việt.
Tất cả các họa tiết hoa văn được bố trí hài hòa quanh thân tháp nhằm tạo điểm nhấn và tôn lên vẻ đẹp của tháp, tạo sức hấp dẫn và lôi cuốn người xem khi chiêm ngưỡng di tích kiến trúc nghệ thuật này.
Phần đỉnh tháp được trang trí giống thân tháp, chỉ khác về kích thước được thu nhỏ để tạo nên vẻ đẹp mềm mại và thanh tú của tháp.
Quanh chân tháp từng có tượng 2 con voi ở 2 góc phía trước mặt tháp và 2 góc phía sau đặt 2 con chó, tất cả đều được bố trí đầu quay về phía trước của tháp. Những bức tượng này giờ đây đã đổ vỡ và nằm bên chân tháp.
Mặt trước của tháp còn có một bệ đài, dù không còn nguyên vẹn nhưng vẫn thể hiện được những đường nét trang trí tinh xảo.
Cũng giống như tháp Mường Luân, cạnh tháp Chiềng Sơ từng có một ngôi chùa, giờ đã không còn nữa.