1. Hổ Quyền được vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1830 ở Tây Nam kinh thành Huế, là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi chiến và hổ nhằm tế thần trong ngày hội, phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiển cho vua, quan lại và dân chúng.Đây là một đấu trường lộ thiên hình vành khăn, có hai vòng tường thành hình tròn đồng tâm cao gần 6 mét nếu tính cả lan can. Khán đài vua ngồi được xây cao và rộng hơn các vị trí xung quanh. Cạnh khán đài là hệ thống bậc cấp đi lên dành cho vua và đoàn tùy tùng.Sân đấu của Hổ Quyền là một thảm cỏ hình tròn, có đường kính 44m. Quanh vòng tường thành trổ 5 chuồng cọp và một cửa vòm lớn dành cho voi ra vào sân đấu.Theo sử sách, trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền tổ chức vào năm 1904 dưới triều vua Thành Thái. Các nhà nghiên cứu nhận định, đây là một đấu trường cổ độc đáo của Việt Nam, không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.2. Nằm cách Hổ Quyền khoảng 400 mét, điện Voi Ré là nơi thờ những con voi lập được nhiều chiến công trong trận mạc vào thời kỳ xây dựng đế nghiệp của triều Nguyễn. Sự ra đời của công trình này gắn với một truyền thuyết khá ly kỳ.Theo đó, do đau buồn trước cái chết của chủ, con voi của một vị dũng tướng thời chúa Nguyễn đã chạy hằng trăm dặm từ chiến trường về tận kinh đô Phú Xuân (Huế). Đến đồi Thọ Cương, nó đã rống lên một tiếng như phẫn uất rồi phục xuống trút hơi thở cuối cùng…Cảm động trước sự trung thành của voi, người dân đã làm lễ an táng, xây mộ cho nó, gọi là mộ Voi Ré. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây Long Châu Miếu cạnh mộ voi để thờ các vị thần và bốn con voi dũng cảm nhất của triều Nguyễn. Dân gian quen gọi ngôi miếu này là điện Voi Ré.Mặc dù mang những giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo, điện Voi Ré đã bị bỏ hoang và xuống cấp nghiên trọng theo thời gian. Hiện tại, di tích này đang được trùng tu tôn tạo để trả về diện mạo vốn có.3. Chùa Phổ Giác (phố Ngô Sĩ Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) là một ngôi chùa cổ được khởi dựng khoảng năm 1770-1774, thời Hậu Lê. Chùa còn có tên là chùa Tàu Tượng vì thuở sơ khai chùa nằm ở bãi đất bên hồ Gươm, nơi tập trung các tàu voi chiến của triều đình.Bên cạnh các chư Phật, chùa Phổ Giác còn thờ Phan Cảnh Điệp, một người luyện voi giỏi thời vua Lê, chúa Trịnh, được ví như một vị tổ nghề luyện voi chiến của Việt Nam.Theo sử cũ, Phan Cảnh Điệp là người gốc Nghệ An, sống vào thời vua Lê Hiển Tông. Một lần nọ có một con voi xổng chuồng chạy tới khu Trường Thi ở kinh thành phá phách lung tung, làm dân chúng sợ hãi. Ông đã trị con voi này và được trọng thưởng.Sau này Phan Cảnh Điệp tham gia huấn luyện voi và cưỡi voi dẹp giặc nhiều trận nên được phong Quận công. Ông nhận tước nhưng không làm quan mà lại vào chùa thụ giới và niệm Phật. Sau khi viên tịch, ông được tôn vinh như một vị sư tổ của chùa...Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.
1. Hổ Quyền được vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1830 ở Tây Nam kinh thành Huế, là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi chiến và hổ nhằm tế thần trong ngày hội, phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiển cho vua, quan lại và dân chúng.
Đây là một đấu trường lộ thiên hình vành khăn, có hai vòng tường thành hình tròn đồng tâm cao gần 6 mét nếu tính cả lan can. Khán đài vua ngồi được xây cao và rộng hơn các vị trí xung quanh. Cạnh khán đài là hệ thống bậc cấp đi lên dành cho vua và đoàn tùy tùng.
Sân đấu của Hổ Quyền là một thảm cỏ hình tròn, có đường kính 44m. Quanh vòng tường thành trổ 5 chuồng cọp và một cửa vòm lớn dành cho voi ra vào sân đấu.
Theo sử sách, trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền tổ chức vào năm 1904 dưới triều vua Thành Thái. Các nhà nghiên cứu nhận định, đây là một đấu trường cổ độc đáo của Việt Nam, không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
2. Nằm cách Hổ Quyền khoảng 400 mét, điện Voi Ré là nơi thờ những con voi lập được nhiều chiến công trong trận mạc vào thời kỳ xây dựng đế nghiệp của triều Nguyễn. Sự ra đời của công trình này gắn với một truyền thuyết khá ly kỳ.
Theo đó, do đau buồn trước cái chết của chủ, con voi của một vị dũng tướng thời chúa Nguyễn đã chạy hằng trăm dặm từ chiến trường về tận kinh đô Phú Xuân (Huế). Đến đồi Thọ Cương, nó đã rống lên một tiếng như phẫn uất rồi phục xuống trút hơi thở cuối cùng…
Cảm động trước sự trung thành của voi, người dân đã làm lễ an táng, xây mộ cho nó, gọi là mộ Voi Ré. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây Long Châu Miếu cạnh mộ voi để thờ các vị thần và bốn con voi dũng cảm nhất của triều Nguyễn. Dân gian quen gọi ngôi miếu này là điện Voi Ré.
Mặc dù mang những giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo, điện Voi Ré đã bị bỏ hoang và xuống cấp nghiên trọng theo thời gian. Hiện tại, di tích này đang được trùng tu tôn tạo để trả về diện mạo vốn có.
3. Chùa Phổ Giác (phố Ngô Sĩ Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) là một ngôi chùa cổ được khởi dựng khoảng năm 1770-1774, thời Hậu Lê. Chùa còn có tên là chùa Tàu Tượng vì thuở sơ khai chùa nằm ở bãi đất bên hồ Gươm, nơi tập trung các tàu voi chiến của triều đình.
Bên cạnh các chư Phật, chùa Phổ Giác còn thờ Phan Cảnh Điệp, một người luyện voi giỏi thời vua Lê, chúa Trịnh, được ví như một vị tổ nghề luyện voi chiến của Việt Nam.
Theo sử cũ, Phan Cảnh Điệp là người gốc Nghệ An, sống vào thời vua Lê Hiển Tông. Một lần nọ có một con voi xổng chuồng chạy tới khu Trường Thi ở kinh thành phá phách lung tung, làm dân chúng sợ hãi. Ông đã trị con voi này và được trọng thưởng.
Sau này Phan Cảnh Điệp tham gia huấn luyện voi và cưỡi voi dẹp giặc nhiều trận nên được phong Quận công. Ông nhận tước nhưng không làm quan mà lại vào chùa thụ giới và niệm Phật. Sau khi viên tịch, ông được tôn vinh như một vị sư tổ của chùa...
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.