Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Nguyên (tức Hy Tôn Hiếu Văn Hoàng Đế, 1563-1635), vị chúa Nguyễn thứ hai được gọi là lăng Trường Diễn, tọa lạc tại vùng núi xã Hải Cát, huyện Hương Trà, nay là thôn Hải Cát, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế. Trước kia lăng ở Sơn Phận, huyện Quảng Điền, sau mới dời về đây. Về tổng thể, lăng cũng gồm hai vòng tường thành, mô thức và vật liệu xây dựng tương tự như lăng Trường Cơ. Vòng ngoài có chu vi 120,5m, cao 2,5m). Vòng trong có chu vi 70m, cao 2m. Bình phong trước mộ không còn dấu vết của hình trang trí.
Hai trụ cổng dẫn vào mộ phần.
Ngôi mộ của chúa Nguyễn Phúc Nguyên cũng được xây 2 bậc như mộ chúa Nguyễn Hoàng, tầng 1 rộng 210cm, dài 322cm, cao 17cm, tầng 2 rộng 259cm, dài 372cm, cao 23cm. Hương án trước mộ xây thấp, có hình khối đơn giản. Lăng Trường Diễn nằm ở một vị trí rất hẻo lánh, cách xa đường giao thông và bị bao quanh bởi những bụi cây um tùm, việc tìm ra lăng là điều khá khó khăn.
Vì vậy mà có rất ít dấu vết hiện diện của con người ở khu lăng mộ này.Không được chăm nom thường xuyên, cây dại đã bao trùm lên khuôn viên lăng, nhiều chỗ mọc quá đầu người.
Nhiều đoạn tường thành của lăng đã xuống cấp và sụp đổ.
Lăng mộ của chúa Nguyễn Phúc Nguyên (tức Hy Tôn Hiếu Văn Hoàng Đế, 1563-1635), vị chúa Nguyễn thứ hai được gọi là lăng Trường Diễn, tọa lạc tại vùng núi xã Hải Cát, huyện Hương Trà, nay là thôn Hải Cát, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế. Trước kia lăng ở Sơn Phận, huyện Quảng Điền, sau mới dời về đây.
Về tổng thể, lăng cũng gồm hai vòng tường thành, mô thức và vật liệu xây dựng tương tự như lăng Trường Cơ. Vòng ngoài có chu vi 120,5m, cao 2,5m). Vòng trong có chu vi 70m, cao 2m.
Bình phong trước mộ không còn dấu vết của hình trang trí.
Hai trụ cổng dẫn vào mộ phần.
Ngôi mộ của chúa Nguyễn Phúc Nguyên cũng được xây 2 bậc như mộ chúa Nguyễn Hoàng, tầng 1 rộng 210cm, dài 322cm, cao 17cm, tầng 2 rộng 259cm, dài 372cm, cao 23cm.
Hương án trước mộ xây thấp, có hình khối đơn giản.
Lăng Trường Diễn nằm ở một vị trí rất hẻo lánh, cách xa đường giao thông và bị bao quanh bởi những bụi cây um tùm, việc tìm ra lăng là điều khá khó khăn.
Vì vậy mà có rất ít dấu vết hiện diện của con người ở khu lăng mộ này.
Không được chăm nom thường xuyên, cây dại đã bao trùm lên khuôn viên lăng, nhiều chỗ mọc quá đầu người.
Nhiều đoạn tường thành của lăng đã xuống cấp và sụp đổ.