Nằm ở làng Tiên Điền, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh,
Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du là nơi lưu giữ những dấu ấn tiêu biểu nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du - vị đại thi hào trong lịch sử nền văn học Việt Nam.Khu lưu niệm là một tổ hợp bao gồm nhiều di tích nằm dàn trải trên một diện tích rộng lớn, trong đó khu lăng mộ đại thi hào Nguyễn Du có một ý nghĩa tâm linh đặc biệt quan trọng.Theo sử liệu, vào năm 1820, Nguyễn Du được triều đình cử đi sứ Trung Quốc nhưng chưa kịp lên đường thì lâm bệnh, mất tại kinh thành Huế, thọ 56 tuổi. Thi hài ông được an táng tại cánh đồng Bàu Đá xã An Ninh (nay là An Hoà) huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.Mùa thu năm 1824, người con thứ của ông là Nguyễn Ngũ vào kinh thành Huế xin triều đình đưa hài cốt của cha về quê nhà và cát táng tại khu vực Cầu Mái gần cạnh vườn ở trước đây là thôn Thuận Mỹ xã Tiên Điền. Tuy nhiên nơi đây hễ mưa là ngập, sợ bất ổn nên con cháu lại di chuyển.Tương truyền, lần này họ không chọn đất từ trước chọn hai người đi trước bưng yên thư, trên có nhang đèn và một con cò bằng gỗ. Hai người cứ đi mãi, đi mãi khi nào con cò trên yên thư ngã xuống thì đó chính là nơi yên nghỉ của cụ Nguyễn Du. Từ đó mộ phần được táng trên cánh đồng Phốc, thuộc khu vực đồng Cùng giáp ranh giới giữa hai xã Xuân Mỹ và Tiên Điền.Sau nhiều thập niên, do những biến động của lịch sử và sự tàn phá của thiên nhiên nên khu lăng mộ đã bị xuống cấp. Năm 1965, nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du, Trường THPT Nguyễn Du đã xây mộ cụ thành ba cấp bằng gạch nung và cụ Đặng Thai Mai cùng các học trò đã làm mộ chí tại Hà Nội về đặt trước mộ phần của Người: “Tiên Điền Nguyễn Du tiên sinh chi mộ”.Năm 1989, tỉnh Hà Tĩnh tiến hành tu sửa lăng mộ Nguyễn Du và đến đầu năm 1990 thì khu lăng mộ cơ bản được hoàn thành. Năm 2000, lăng mộ cụ Nguyễn Du tiếp tục được trùng tu, tôn tạo, xứng tầm với vai trò của một danh nhân văn hóa - đại thi hào dân tộc.
Nằm ở làng Tiên Điền, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh,
Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du là nơi lưu giữ những dấu ấn tiêu biểu nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du - vị đại thi hào trong lịch sử nền văn học Việt Nam.
Khu lưu niệm là một tổ hợp bao gồm nhiều di tích nằm dàn trải trên một diện tích rộng lớn, trong đó khu lăng mộ đại thi hào Nguyễn Du có một ý nghĩa tâm linh đặc biệt quan trọng.
Theo sử liệu, vào năm 1820, Nguyễn Du được triều đình cử đi sứ Trung Quốc nhưng chưa kịp lên đường thì lâm bệnh, mất tại kinh thành Huế, thọ 56 tuổi. Thi hài ông được an táng tại cánh đồng Bàu Đá xã An Ninh (nay là An Hoà) huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mùa thu năm 1824, người con thứ của ông là Nguyễn Ngũ vào kinh thành Huế xin triều đình đưa hài cốt của cha về quê nhà và cát táng tại khu vực Cầu Mái gần cạnh vườn ở trước đây là thôn Thuận Mỹ xã Tiên Điền. Tuy nhiên nơi đây hễ mưa là ngập, sợ bất ổn nên con cháu lại di chuyển.
Tương truyền, lần này họ không chọn đất từ trước chọn hai người đi trước bưng yên thư, trên có nhang đèn và một con cò bằng gỗ. Hai người cứ đi mãi, đi mãi khi nào con cò trên yên thư ngã xuống thì đó chính là nơi yên nghỉ của cụ Nguyễn Du. Từ đó mộ phần được táng trên cánh đồng Phốc, thuộc khu vực đồng Cùng giáp ranh giới giữa hai xã Xuân Mỹ và Tiên Điền.
Sau nhiều thập niên, do những biến động của lịch sử và sự tàn phá của thiên nhiên nên khu lăng mộ đã bị xuống cấp. Năm 1965, nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du, Trường THPT Nguyễn Du đã xây mộ cụ thành ba cấp bằng gạch nung và cụ Đặng Thai Mai cùng các học trò đã làm mộ chí tại Hà Nội về đặt trước mộ phần của Người: “Tiên Điền Nguyễn Du tiên sinh chi mộ”.
Năm 1989, tỉnh Hà Tĩnh tiến hành tu sửa lăng mộ Nguyễn Du và đến đầu năm 1990 thì khu lăng mộ cơ bản được hoàn thành. Năm 2000, lăng mộ cụ Nguyễn Du tiếp tục được trùng tu, tôn tạo, xứng tầm với vai trò của một danh nhân văn hóa - đại thi hào dân tộc.