Khai Bình Điêu Lâu là tên gọi của một quần thể kiến trúc cổ độc đáo gồm hàng nghìn tòa tháp nhiều tầng được xây dựng ở Khai Bình, Giang Môn, Quảng Đông, Trung Quốc.Việc xây dựng các tòa tháp này bắt đầu từ một truyền thống có từ thời nhà Minh, khi cư dân ở Khai Bình biến nơi ở của mình thành các tháp cao được gia cố chắc chắn để chống trộm cướp và thổ phỉ.Từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, phong trào xây dựng các điêu lâu phát triển mạnh ở Khai Bình cùng với sự trở về của những người Trung Quốc di cư sang Hoa Kỳ, Australia hay các nước Nam Á.Các tòa tháp được xây dựng bằng bê tông cốt thép cùng những chi tiết kiến trúc và trang trí chịu ảnh hưởng của cả văn hóa Trung Quốc và văn hóa phương Tây.Tại các điêu lâu. người chủ và gia đình luôn luôn ở tầng trên, người giúp việc ở bên dưới, sân thượng là đài quan sát. Với một số tháp lớn, sân thượng còn được xây dưng như pháo đài phòng thủ.Không chỉ có chức năng phòng thủ, việc xây dựng các điêu lâu ở Khai Bình còn nhằm thể hiện sự giàu sang và quyền uy của gia chủ.Mặc dù được xây dựng theo nhiều kiểu dáng và độ cao khác nhau, nhưng điểm chung của các điêu lâu là ở tầng nào cũng có bếp.Sở dĩ như vậy bởi vùng Khai Bình trước kia rất hay ngập lụt, kiểu xây này dự phòng khi nước dâng lên các tầng bên dưới thì cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vẫn có thể được đảm bảo.Một điểm chung nữa là các điêu lâu tại Khai Bình được xây dựng với rất nhiều cửa sổ nhỏ. Những ô cửa này được dùng cho việc quan sát khi thổ phỉ xâm nhậm vào lãnh địa, bên cạnh đó còn giúp lưu thông không khí trong tháp.Hiện nay còn khoảng 1.800 điêu lâu tồn tại ở Khai Bình.Năm 2007, tập hợp công trình kiến trúc này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Khai Bình Điêu Lâu là tên gọi của một quần thể kiến trúc cổ độc đáo gồm hàng nghìn tòa tháp nhiều tầng được xây dựng ở Khai Bình, Giang Môn, Quảng Đông, Trung Quốc.
Việc xây dựng các tòa tháp này bắt đầu từ một truyền thống có từ thời nhà Minh, khi cư dân ở Khai Bình biến nơi ở của mình thành các tháp cao được gia cố chắc chắn để chống trộm cướp và thổ phỉ.
Từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, phong trào xây dựng các điêu lâu phát triển mạnh ở Khai Bình cùng với sự trở về của những người Trung Quốc di cư sang Hoa Kỳ, Australia hay các nước Nam Á.
Các tòa tháp được xây dựng bằng bê tông cốt thép cùng những chi tiết kiến trúc và trang trí chịu ảnh hưởng của cả văn hóa Trung Quốc và văn hóa phương Tây.
Tại các điêu lâu. người chủ và gia đình luôn luôn ở tầng trên, người giúp việc ở bên dưới, sân thượng là đài quan sát. Với một số tháp lớn, sân thượng còn được xây dưng như pháo đài phòng thủ.
Không chỉ có chức năng phòng thủ, việc xây dựng các điêu lâu ở Khai Bình còn nhằm thể hiện sự giàu sang và quyền uy của gia chủ.
Mặc dù được xây dựng theo nhiều kiểu dáng và độ cao khác nhau, nhưng điểm chung của các điêu lâu là ở tầng nào cũng có bếp.
Sở dĩ như vậy bởi vùng Khai Bình trước kia rất hay ngập lụt, kiểu xây này dự phòng khi nước dâng lên các tầng bên dưới thì cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vẫn có thể được đảm bảo.
Một điểm chung nữa là các điêu lâu tại Khai Bình được xây dựng với rất nhiều cửa sổ nhỏ. Những ô cửa này được dùng cho việc quan sát khi thổ phỉ xâm nhậm vào lãnh địa, bên cạnh đó còn giúp lưu thông không khí trong tháp.
Hiện nay còn khoảng 1.800 điêu lâu tồn tại ở Khai Bình.
Năm 2007, tập hợp công trình kiến trúc này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.