Sách Học vần lớp 1, tập 1 năm 1977 được chia làm 2 phần: Phần âm, chữ cái và vần. Ở những trang đầu tiên, sách liệt kê một số dụng cụ học tập cần thiết như bút, vở, bảng con, phấn viết, nhằm nhắc nhở học sinh chuẩn bị đồ dùng đầy đủ trước khi đến lớp.Nội dung sách được thiết kế đơn giản, sử dụng hình ảnh minh họa quen thuộc, gần gũi với học sinh. Ở mỗi bài học vần, trẻ được tìm hiểu thêm 2 từ mới và 1 câu ứng dụng. Đặc biệt, lượng kiến thức ở mỗi bài được đánh giá vừa đủ, không quá sức với trẻ vừa lên lớp 1.Độ khó được tăng dần qua mỗi bài học. Ví dụ, đến bài nguyên âm "ng" và "ngh", trẻ được học 4 từ mới và 2 câu thơ ứng dụng. Ca dao, tục ngữ được lồng ghép vào các bài học, giúp trẻ làm quen dần với văn học dân gian.Ở phần vần, trẻ học cách ghép vần bằng sơ đồ. Số từ mới của phần này được nâng cao đáng kể. Mỗi bài, học sinh bổ sung 6-8 từ vựng và 2 bài thơ ứng dụng.Các bài học về đạo đức, cuộc sống được lồng ghép vào từng bài giảng. Ví dụ, qua bài ghép vần "oi", "ôi", "ơi", trẻ được dạy phải nghe lời mẹ cha và làm nhiều việc tốt như quét sân, dọn nhà.Tương tự phần âm và chữ cái, nội dung của phần vần cũng được hệ thống lại, giúp học sinh ôn tập dễ dàng hơn.Mặt sau của sách Học vần lớp 1, tập 1 năm 1977, bổ sung phần hướng dẫn học sinh sử dụng, bảo quản sách. Sách giáo khoa trong giai đoạn này được giao cho học sinh dùng chung, vì thế, các em phải tuân theo hướng dẫn sử dụng. Hướng dẫn bao gồm 4 điều, dạy học sinh phải biết bọc bìa, giữ gìn sách sạch sẽ, không được viết, vẽ bẩn, làm hỏng sách và phải biết mượn, trả sách đủ, đúng hạn.
Sách Học vần lớp 1, tập 1 năm 1977 được chia làm 2 phần: Phần âm, chữ cái và vần. Ở những trang đầu tiên, sách liệt kê một số dụng cụ học tập cần thiết như bút, vở, bảng con, phấn viết, nhằm nhắc nhở học sinh chuẩn bị đồ dùng đầy đủ trước khi đến lớp.
Nội dung sách được thiết kế đơn giản, sử dụng hình ảnh minh họa quen thuộc, gần gũi với học sinh. Ở mỗi bài học vần, trẻ được tìm hiểu thêm 2 từ mới và 1 câu ứng dụng. Đặc biệt, lượng kiến thức ở mỗi bài được đánh giá vừa đủ, không quá sức với trẻ vừa lên lớp 1.
Độ khó được tăng dần qua mỗi bài học. Ví dụ, đến bài nguyên âm "ng" và "ngh", trẻ được học 4 từ mới và 2 câu thơ ứng dụng. Ca dao, tục ngữ được lồng ghép vào các bài học, giúp trẻ làm quen dần với văn học dân gian.
Ở phần vần, trẻ học cách ghép vần bằng sơ đồ. Số từ mới của phần này được nâng cao đáng kể. Mỗi bài, học sinh bổ sung 6-8 từ vựng và 2 bài thơ ứng dụng.
Các bài học về đạo đức, cuộc sống được lồng ghép vào từng bài giảng. Ví dụ, qua bài ghép vần "oi", "ôi", "ơi", trẻ được dạy phải nghe lời mẹ cha và làm nhiều việc tốt như quét sân, dọn nhà.
Tương tự phần âm và chữ cái, nội dung của phần vần cũng được hệ thống lại, giúp học sinh ôn tập dễ dàng hơn.
Mặt sau của sách Học vần lớp 1, tập 1 năm 1977, bổ sung phần hướng dẫn học sinh sử dụng, bảo quản sách. Sách giáo khoa trong giai đoạn này được giao cho học sinh dùng chung, vì thế, các em phải tuân theo hướng dẫn sử dụng. Hướng dẫn bao gồm 4 điều, dạy học sinh phải biết bọc bìa, giữ gìn sách sạch sẽ, không được viết, vẽ bẩn, làm hỏng sách và phải biết mượn, trả sách đủ, đúng hạn.