Nm ở khu vực Mopti, Mali, vách đá Bandiagara được coi là một trong những cảnh quan ấn tượng nhất ở khu vực Tây Phi.Nét độc đáo của vách đá này là sự kết hợp của hình thái địa chất khác lạ và quần thể kiến trúc bản địa được xây dựng rất kỳ công.Đây vốn là một vùng đá sa thạch được hình thành từ kỷ Cambri và kỷ Ordovic. Sự xói mòn của thời tiết cùng các vận động địa chất đã tạo nên những hang động ăn sâu vào vách đá.Con người đã sinh sống ở nơi đây từ thời kỳ đồ đá cũ, họ sống hòa nhập với cảnh quan thiên nhiên, ở các hang núi trên các vách đá.Dựa vào các hang động này, vào thế kỷ 15, cộng đồng dân cư bản địa đã biến vách đá Bandiagara thành một ngôi làng với hàng chục nóc nhà.Các công trình ở nơi đây bao gồm nhà ở, kho thóc, bàn thờ tổ tiên, thánh đường, nghĩa trang và Togu Na (nhà cộng đồng), trong đó nhiều nhất là nhà ở và các kho thóc.Mỗi công trình đều có thể đảm nhiệm vai trò của một công sự phòng thủ khi cần thiết.Nguyên liệu để xây ngôi làng kỳ vĩ ở Bandiagara là những vật liệu tự nhiên như bùn, đất sét, đá, gỗ... khai thác ngay tại cao nguyên đá này.Hệ thống kiến trúc hoàn chỉnh này đã phản ánh sự khéo léo trong kỹ thuật xây dựng, trình độ tổ chức xã hội cũng như nét đặc sắc văn hóa của các cư dân Bandiagara.Vào thời kỳ thịnh vượng khu vực này là một trong những trung tâm chính của các nền văn hóa vùng Dogons.Ngày này, khu dân cư trên vách đá Bandiagara đã bị bỏ hoang hoàn toàn vì nhiều nguyên nhân khác nhau.Dù vậy, quần thể kiến trúc ở nơi đây vẫn được bảo tồn khá tốt.Vào năm 1989, vách đá Bandiagara đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Nm ở khu vực Mopti, Mali, vách đá Bandiagara được coi là một trong những cảnh quan ấn tượng nhất ở khu vực Tây Phi.
Nét độc đáo của vách đá này là sự kết hợp của hình thái địa chất khác lạ và quần thể kiến trúc bản địa được xây dựng rất kỳ công.
Đây vốn là một vùng đá sa thạch được hình thành từ kỷ Cambri và kỷ Ordovic. Sự xói mòn của thời tiết cùng các vận động địa chất đã tạo nên những hang động ăn sâu vào vách đá.
Con người đã sinh sống ở nơi đây từ thời kỳ đồ đá cũ, họ sống hòa nhập với cảnh quan thiên nhiên, ở các hang núi trên các vách đá.
Dựa vào các hang động này, vào thế kỷ 15, cộng đồng dân cư bản địa đã biến vách đá Bandiagara thành một ngôi làng với hàng chục nóc nhà.
Các công trình ở nơi đây bao gồm nhà ở, kho thóc, bàn thờ tổ tiên, thánh đường, nghĩa trang và Togu Na (nhà cộng đồng), trong đó nhiều nhất là nhà ở và các kho thóc.
Mỗi công trình đều có thể đảm nhiệm vai trò của một công sự phòng thủ khi cần thiết.
Nguyên liệu để xây ngôi làng kỳ vĩ ở Bandiagara là những vật liệu tự nhiên như bùn, đất sét, đá, gỗ... khai thác ngay tại cao nguyên đá này.
Hệ thống kiến trúc hoàn chỉnh này đã phản ánh sự khéo léo trong kỹ thuật xây dựng, trình độ tổ chức xã hội cũng như nét đặc sắc văn hóa của các cư dân Bandiagara.
Vào thời kỳ thịnh vượng khu vực này là một trong những trung tâm chính của các nền văn hóa vùng Dogons.
Ngày này, khu dân cư trên vách đá Bandiagara đã bị bỏ hoang hoàn toàn vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Dù vậy, quần thể kiến trúc ở nơi đây vẫn được bảo tồn khá tốt.
Vào năm 1989, vách đá Bandiagara đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.