Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh - tượng Bồ tát Quan Thế Âm hay tượng Avalokitesvara là một bảo vật quốc gia độc đáo thuộc nền văn hóa Óc Eo. Tượng có niên đại từ thế kỷ 8-9, được tìm thấy ở Ngãi Hòa Thượng, Trà Vinh năm 1937.Hiện vật được làm từ chất liệu đá sa thạch, có chiều cao 90cm, ngang 42cm, trọng lượng 80 kg, tình trạng còn khá nguyên vẹn, thể hiện Bồ tát Quan Thế Âm ở tư thế đứng, được đỡ bằng bệ có vòng cung phía sau.Trái với hình dung đậm chất nữ tính về Bồ tát Quan Thế Âm của người đương thời, bức tượng Bồ tát của văn hóa Óc Eo mang hình hài một nam nhân cao lớn, hình thể săn chắc, cân đối. Thân trên tượng để trần, thân dưới mặc sampot (tấm vải dài hình chữ nhật quấn quanh cơ thể).Khuôn mặt Bồ tát đầy đặn và nam tính với môi dày, lông mày dài và cong nối vào nhau ở đỉnh mũi, dái tai dài.Đầu tượng có búi tóc, mặt trước búi tóc có khắc hình tượng Phật A Di Đà ngồi, hình ảnh đặc trưng để nhận biết đây là tượng Avalokitesvara - Bồ tát Quan Thế Âm.Tượng có bốn tay, hai tay sau đưa lên ngang vai cầm tràng hạt (aksamala) và nụ sen (padma), những biểu tượng nổi tiếng của Phật giáo.Cận cảnh bàn tay cầm tràng hạt.Hai tay trước của tượng nắm lại, có thể là để cầm các vật phẩm rời đã thất lạc theo thời gian.Bàn chân tượng được tạo hình chi tiết đến từng móng chân.Vì sao bức tượng này thể hiện Bồ tát Quan Thế Âm như một người đàn ông chứ không phải phụ nữ? Trên thực tế, ở Nam Á thời cổ, tượng Bồ tát Avalokitesvara thường là người nam.Theo dòng Phật giáo Đại thừa, Bồ tát hóa thành một người phụ nữ, và quan niệm này đã ăn sâu vào các nền văn hóa Đông Á.Có nhiều quan điểm khác nhau lý giải sự chuyển hóa giới tính của Bồ tát Quan Thế Âm. Theo hòa thượng Thích Thanh Từ, sở dĩ Bồ tát hiện thân nữ vì ngài muốn nói lên tình thương chân thành tha thiết nhất trong con người mà không tình thương nào bằng tình mẹ thương con.Theo kinh điển Phật Giáo, Avalokitesvara hay Bồ tát Quan Thế có vô số ứng thân hiện diện khắp nơi. Nếu nơi nào có người mong Phật ra đời thì ngài hóa ra Phật để thuyết pháp. Nơi nào mong có Bồ tát thì ngài thể hiện thân Bồ tát.Ngài còn từ bi hóa thành thân thành những loài phi nhân như Rồng, Dạ xoa, Khẩn na la... để hộ trì và cứu khổ tùy theo tiếng sự khẩn cầu của từng loài. Vì thế, ngài mang danh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm, có nghĩa là: Quán sát tiếng kêu than cầu cứu của mọi chúng sanh để tìm đến cứu giúp.Vào năm 2013, tượng Bồ tát Quan Thế Âm / Avalokitesvara Trà Vinh được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam. Theo hồ sơ của Cục Di sản văn hóa, đây là tượng nguyên gốc, độc bản, tiêu biểu cho loại hình điêu khắc tượng Avalokitesvara thế kỷ 8, 9 ở miền Tây Nam bộ,Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh - tượng Bồ tát Quan Thế Âm hay tượng Avalokitesvara là một bảo vật quốc gia độc đáo thuộc nền văn hóa Óc Eo. Tượng có niên đại từ thế kỷ 8-9, được tìm thấy ở Ngãi Hòa Thượng, Trà Vinh năm 1937.
Hiện vật được làm từ chất liệu đá sa thạch, có chiều cao 90cm, ngang 42cm, trọng lượng 80 kg, tình trạng còn khá nguyên vẹn, thể hiện Bồ tát Quan Thế Âm ở tư thế đứng, được đỡ bằng bệ có vòng cung phía sau.
Trái với hình dung đậm chất nữ tính về Bồ tát Quan Thế Âm của người đương thời, bức tượng Bồ tát của văn hóa Óc Eo mang hình hài một nam nhân cao lớn, hình thể săn chắc, cân đối. Thân trên tượng để trần, thân dưới mặc sampot (tấm vải dài hình chữ nhật quấn quanh cơ thể).
Khuôn mặt Bồ tát đầy đặn và nam tính với môi dày, lông mày dài và cong nối vào nhau ở đỉnh mũi, dái tai dài.
Đầu tượng có búi tóc, mặt trước búi tóc có khắc hình tượng Phật A Di Đà ngồi, hình ảnh đặc trưng để nhận biết đây là tượng Avalokitesvara - Bồ tát Quan Thế Âm.
Tượng có bốn tay, hai tay sau đưa lên ngang vai cầm tràng hạt (aksamala) và nụ sen (padma), những biểu tượng nổi tiếng của Phật giáo.
Cận cảnh bàn tay cầm tràng hạt.
Hai tay trước của tượng nắm lại, có thể là để cầm các vật phẩm rời đã thất lạc theo thời gian.
Bàn chân tượng được tạo hình chi tiết đến từng móng chân.
Vì sao bức tượng này thể hiện Bồ tát Quan Thế Âm như một người đàn ông chứ không phải phụ nữ? Trên thực tế, ở Nam Á thời cổ, tượng Bồ tát Avalokitesvara thường là người nam.
Theo dòng Phật giáo Đại thừa, Bồ tát hóa thành một người phụ nữ, và quan niệm này đã ăn sâu vào các nền văn hóa Đông Á.
Có nhiều quan điểm khác nhau lý giải sự chuyển hóa giới tính của Bồ tát Quan Thế Âm. Theo hòa thượng Thích Thanh Từ, sở dĩ Bồ tát hiện thân nữ vì ngài muốn nói lên tình thương chân thành tha thiết nhất trong con người mà không tình thương nào bằng tình mẹ thương con.
Theo kinh điển Phật Giáo, Avalokitesvara hay Bồ tát Quan Thế có vô số ứng thân hiện diện khắp nơi. Nếu nơi nào có người mong Phật ra đời thì ngài hóa ra Phật để thuyết pháp. Nơi nào mong có Bồ tát thì ngài thể hiện thân Bồ tát.
Ngài còn từ bi hóa thành thân thành những loài phi nhân như Rồng, Dạ xoa, Khẩn na la... để hộ trì và cứu khổ tùy theo tiếng sự khẩn cầu của từng loài. Vì thế, ngài mang danh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm, có nghĩa là: Quán sát tiếng kêu than cầu cứu của mọi chúng sanh để tìm đến cứu giúp.
Vào năm 2013, tượng Bồ tát Quan Thế Âm / Avalokitesvara Trà Vinh được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam. Theo hồ sơ của Cục Di sản văn hóa, đây là tượng nguyên gốc, độc bản, tiêu biểu cho loại hình điêu khắc tượng Avalokitesvara thế kỷ 8, 9 ở miền Tây Nam bộ,
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.