1. Lãnh cung: Lãnh cung hoàn toàn không phải là nơi nằm sâu trong cung cấm. Chúng chỉ là cách gọi chung nơi giam giữ các phi tần bị Hoàng đế phế truất hoặc phạm phải tội nào đó mà bị đày ải. Bởi vậy, lãnh cung không là một cung cấm cố định nào, mà có thể là bất cứ căn phòng nơi thê thiếp bị giam giữ.Lãnh cung bị coi là nơi không đáng ghé thăm. Đa số các lãnh cung đến nay bị hư hại nặng nề, tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Chi phí sửa chữa cao nhưng số tiền thu lại không đủ để bù đắp bởi những nơi này không được tu bổ từ quá lâu.Hơn nữa, lãnh cung vốn là nơi chứa đựng nhiều ký ức đau buồn. Rất nhiều phụ nữ bất hạnh đã bỏ mạng tại những cung điện lạnh lẽo này. Thậm chí, nhiều người có thể thấy khó chịu khi bước vào trong.Vì những lý do kể trên nên ban quản lý Bảo tàng Cố Cung quyết định đóng cửa những nơi gọi là vùng cấm trong Tử Cấm Thành.2. Vũ Hoa Các: Vũ Hoa Các là một trong 3 cung điện không mở cửa đón khách. Theo các sử liệu, Trung Chính điện bên trong Tử Cấm Thành là nơi có 10 ngôi đền Phật giáo.Vũ Hoa Các là một trong số đó. Theo các nhà nghiên cứu, đây được cho là ngôi chùa dành riêng cho hoàng đế, ngoại trừ các Lạt ma làm nghi lễ thì không ai được phép bước vào.Một số chuyên gia cho rằng bên trong Vũ Hoa Các ở Tử Cấm Thành lưu giữ nhiều món đồ của hoàng đế Càn Long. Đến nay, nơi đây vẫn là một bí ẩn lớn khiến công chúng tò mò.3. Thiên Cung Bảo Điện chưa từng mở cửa đón du khách. Ban đầu, nơi đây có tên là Huyền Khung Bảo Điện. Dưới thời hoàng đế Thuận Trị, công trình này được tu sửa và đổi tên thành Thiên Cung Bảo Điện.Theo sử sách, Thiên Cung Bảo Điện là nơi thờ Thần Hạo Thiên. Do đó, nơi đây thường tổ chức các hoạt động Đạo giáo. Trải qua nhiều thế kỷ, cung điện này vẫn còn khá nguyên vẹn.Phạn Tôn Lâu nằm trong hội trường Phật giáo Trung Chính điện tại Tử Cấm Thành. Sử sách ghi chép đây là một Phật đường có diện tích nhỏ. Hoàng đế Càn Long cho xây dựng công trình này.Tương truyền, Càn Long tin rằng, bản thân là hóa thân của Văn Thù Sư Lợi. Do đó, ông hoàng này hạ lệnh cho đúc một bức tượng tạc gương mặt mình đặt trong Phạn Tôn Lâu.Thêm nữa, bên ngoài đại sảnh Phật đường này còn có long bào, áo giáp, vũ khí và một số đồ dùng của hoàng đế Càn Long.>>>Xem thêm video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành. Nguồn: VTV4.
1. Lãnh cung: Lãnh cung hoàn toàn không phải là nơi nằm sâu trong cung cấm. Chúng chỉ là cách gọi chung nơi giam giữ các phi tần bị Hoàng đế phế truất hoặc phạm phải tội nào đó mà bị đày ải. Bởi vậy, lãnh cung không là một cung cấm cố định nào, mà có thể là bất cứ căn phòng nơi thê thiếp bị giam giữ.
Lãnh cung bị coi là nơi không đáng ghé thăm. Đa số các lãnh cung đến nay bị hư hại nặng nề, tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Chi phí sửa chữa cao nhưng số tiền thu lại không đủ để bù đắp bởi những nơi này không được tu bổ từ quá lâu.
Hơn nữa, lãnh cung vốn là nơi chứa đựng nhiều ký ức đau buồn. Rất nhiều phụ nữ bất hạnh đã bỏ mạng tại những cung điện lạnh lẽo này. Thậm chí, nhiều người có thể thấy khó chịu khi bước vào trong.
Vì những lý do kể trên nên ban quản lý Bảo tàng Cố Cung quyết định đóng cửa những nơi gọi là vùng cấm trong Tử Cấm Thành.
2. Vũ Hoa Các: Vũ Hoa Các là một trong 3 cung điện không mở cửa đón khách. Theo các sử liệu, Trung Chính điện bên trong Tử Cấm Thành là nơi có 10 ngôi đền Phật giáo.
Vũ Hoa Các là một trong số đó. Theo các nhà nghiên cứu, đây được cho là ngôi chùa dành riêng cho hoàng đế, ngoại trừ các Lạt ma làm nghi lễ thì không ai được phép bước vào.
Một số chuyên gia cho rằng bên trong Vũ Hoa Các ở Tử Cấm Thành lưu giữ nhiều món đồ của hoàng đế Càn Long. Đến nay, nơi đây vẫn là một bí ẩn lớn khiến công chúng tò mò.
3. Thiên Cung Bảo Điện chưa từng mở cửa đón du khách. Ban đầu, nơi đây có tên là Huyền Khung Bảo Điện. Dưới thời hoàng đế Thuận Trị, công trình này được tu sửa và đổi tên thành Thiên Cung Bảo Điện.
Theo sử sách, Thiên Cung Bảo Điện là nơi thờ Thần Hạo Thiên. Do đó, nơi đây thường tổ chức các hoạt động Đạo giáo. Trải qua nhiều thế kỷ, cung điện này vẫn còn khá nguyên vẹn.
Phạn Tôn Lâu nằm trong hội trường Phật giáo Trung Chính điện tại Tử Cấm Thành. Sử sách ghi chép đây là một Phật đường có diện tích nhỏ. Hoàng đế Càn Long cho xây dựng công trình này.
Tương truyền, Càn Long tin rằng, bản thân là hóa thân của Văn Thù Sư Lợi. Do đó, ông hoàng này hạ lệnh cho đúc một bức tượng tạc gương mặt mình đặt trong Phạn Tôn Lâu.
Thêm nữa, bên ngoài đại sảnh Phật đường này còn có long bào, áo giáp, vũ khí và một số đồ dùng của hoàng đế Càn Long.