Nằm trên địa phận xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu - quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ - từ năm 1400 - 1407. Ảnh: Cửa Nam thành nhà Hồ.Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn nguyên vẹn trên thế giới. Ảnh: Cửa Bắc thành nhà Hồ.Theo sử sách, thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 3 tháng. Các cấu trúc khác bên trong tòa thành như các cung điện, la thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402. Ảnh: Cửa Đông thành nhà Hồ.Người quyết định chủ trương xây dựng thành là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực thực tế của triều đình lúc đó. Ông cho xây thành làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đó trong mục tiêu phế bỏ vương triều Trần. Ảnh: Cửa Tây thành nhà Hồ.Năm 1400, vương triều Hồ thành lập, và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới. Thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là thành nhà Hồ. Ảnh: Bên trong thành nhà Hồ.Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Ảnh: Một đoạn tường thành nội.Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh. Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Ảnh: Cận cảnh một đoạn tượng thành nội còn nguyên vẹn.Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m, mặt trong đắp đất. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai). Ảnh: Một đoạn tường đã sụp đổ.Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn). Ảnh: Cửa Nam của thành nhà Hồ.Theo sử liệu, trên thành còn xây tường bằng gạch mà khảo cổ học đã phát hiện khá nhiều, trên nhiều viên gạch còn khắc tên đơn vị các làng xã được điều động về xây thành. Ảnh: Mặt trên của tường thành nội.Trải qua nhiều thế kỷ, các cung điện, dinh thự trong khu vực nội thành đã bị phá huỷ. Trong các phế tích đáng chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m.Thành nhà Hồ thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành và cổng thành vẫn đứng vững. Ảnh: Phía trên một vòm cổng của thành nhà Hồ.Đây cũng là một khu khảo cổ quan trọng, nơi rất nhiều hiện vật quý giá của nhà Hồ đã được tìm thấy, như những viên đạn bằng đá, đồ gốm sứ, tượng điêu khắc... có giá trị thẩm mỹ cao.Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc, thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại tuy không dài, nhưng luôn được sử sách đánh giá cao.Tháng 6/2011, thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây là Di sản văn hóa thế giới thứ 5 của Việt Nam sau phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn và Hoàng thành Thăng Long.
Nằm trên địa phận xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu - quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ - từ năm 1400 - 1407. Ảnh: Cửa Nam thành nhà Hồ.
Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn nguyên vẹn trên thế giới. Ảnh: Cửa Bắc thành nhà Hồ.
Theo sử sách, thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 3 tháng. Các cấu trúc khác bên trong tòa thành như các cung điện, la thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402. Ảnh: Cửa Đông thành nhà Hồ.
Người quyết định chủ trương xây dựng thành là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực thực tế của triều đình lúc đó. Ông cho xây thành làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đó trong mục tiêu phế bỏ vương triều Trần. Ảnh: Cửa Tây thành nhà Hồ.
Năm 1400, vương triều Hồ thành lập, và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới. Thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là thành nhà Hồ. Ảnh: Bên trong thành nhà Hồ.
Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Ảnh: Một đoạn tường thành nội.
Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh. Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Ảnh: Cận cảnh một đoạn tượng thành nội còn nguyên vẹn.
Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m, mặt trong đắp đất. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai). Ảnh: Một đoạn tường đã sụp đổ.
Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn). Ảnh: Cửa Nam của thành nhà Hồ.
Theo sử liệu, trên thành còn xây tường bằng gạch mà khảo cổ học đã phát hiện khá nhiều, trên nhiều viên gạch còn khắc tên đơn vị các làng xã được điều động về xây thành. Ảnh: Mặt trên của tường thành nội.
Trải qua nhiều thế kỷ, các cung điện, dinh thự trong khu vực nội thành đã bị phá huỷ. Trong các phế tích đáng chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m.
Thành nhà Hồ thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành và cổng thành vẫn đứng vững. Ảnh: Phía trên một vòm cổng của thành nhà Hồ.
Đây cũng là một khu khảo cổ quan trọng, nơi rất nhiều hiện vật quý giá của nhà Hồ đã được tìm thấy, như những viên đạn bằng đá, đồ gốm sứ, tượng điêu khắc... có giá trị thẩm mỹ cao.
Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc, thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại tuy không dài, nhưng luôn được sử sách đánh giá cao.
Tháng 6/2011, thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây là Di sản văn hóa thế giới thứ 5 của Việt Nam sau phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn và Hoàng thành Thăng Long.