Nằm sâu trong rừng rậm của lưu vực sông Peten, thuộc bang Campeche của Mexico, Calakmul là một trong những thành phố cổ lớn nhất và thịnh vượng nhất được phát hiện trong vùng đất thấp của người Maya.Thành phố này được nhà sinh vật học Cyrus L. Lundell tìm ra ngày 29/12/1931, khi ông quan sát khu rừng từ trên máy bay.Cyrus L. Lundell đặt tên cho thành phố là Calakmul, có nghĩa là "Thành phố có hai kim tự tháp liền kề nhau". Theo các nghiên cứu sau này, tên cổ của Calakmul là Ox Te' Tuun, có nghĩa là "Ba tảng đá".Thời kỳ đỉnh cao của thành phố cổ Calakmul là thế kỷ thứ 7, khi thành phố đạt quy mô dân số ước tính 50.000 người, bao phủ một diện tích hơn 70 km vuông.Khi đó, Calakmul đã giữ vai trò là thủ đô của một nhà nước lớn trong khu vực, kiểm soát một diện tích khoảng 13.000 km vuông.Đây là một thành phố đô thị thực sự và là một trung tâm chính trị, tôn giáo, kinh tế được bao quanh bởi các khu dân cư đông đúc.Các địa điểm tại vùng lõi của Calakmul được gọi là "Ox Te 'Tuun" ("Ba tảng đá"), có thể là do cấu trúc kim tự tháp ba ngôi tồn tại ở nơi đây.Trong suốt thời kỳ cổ điển, Calakmul duy trì một chỗ đứng trước sự cạnh tranh dữ dội với các thành phố lớn khác trong đó nổi bật hơn cả là Tikal ở Nam, và đấu tranh chính trị của hai thành phố này đã được ví như một cuộc đấu tranh giữa hai siêu cường thuộc Maya.Thành phố cổ Calakmul đã suy tàn vào thế kỷ 9, với nguyên nhân chưa được làm rõ.Ngày nay, những gì còn lại của thành phố này là một quần thể phế tích đồ sộ, gồm nhiều kim tự tháp hùng vĩ, đền đài và nhà cửa.Năm 2002, thành phố cổ Calakmul được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.Năm 2014, với việc bổ sung thêm tiêu chí về hệ sinh thái nhiệt đới và cận nhiệt đới của miền trung Mexico đến kênh đào Panama, nơi đây trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Mexico với tên gọi Thành phổ cổ của người Maya và Các khu rừng nhiệt đới của Calakmul.
Nằm sâu trong rừng rậm của lưu vực sông Peten, thuộc bang Campeche của Mexico, Calakmul là một trong những thành phố cổ lớn nhất và thịnh vượng nhất được phát hiện trong vùng đất thấp của người Maya.
Thành phố này được nhà sinh vật học Cyrus L. Lundell tìm ra ngày 29/12/1931, khi ông quan sát khu rừng từ trên máy bay.
Cyrus L. Lundell đặt tên cho thành phố là Calakmul, có nghĩa là "Thành phố có hai kim tự tháp liền kề nhau". Theo các nghiên cứu sau này, tên cổ của Calakmul là Ox Te' Tuun, có nghĩa là "Ba tảng đá".
Thời kỳ đỉnh cao của thành phố cổ Calakmul là thế kỷ thứ 7, khi thành phố đạt quy mô dân số ước tính 50.000 người, bao phủ một diện tích hơn 70 km vuông.
Khi đó, Calakmul đã giữ vai trò là thủ đô của một nhà nước lớn trong khu vực, kiểm soát một diện tích khoảng 13.000 km vuông.
Đây là một thành phố đô thị thực sự và là một trung tâm chính trị, tôn giáo, kinh tế được bao quanh bởi các khu dân cư đông đúc.
Các địa điểm tại vùng lõi của Calakmul được gọi là "Ox Te 'Tuun" ("Ba tảng đá"), có thể là do cấu trúc kim tự tháp ba ngôi tồn tại ở nơi đây.
Trong suốt thời kỳ cổ điển, Calakmul duy trì một chỗ đứng trước sự cạnh tranh dữ dội với các thành phố lớn khác trong đó nổi bật hơn cả là Tikal ở Nam, và đấu tranh chính trị của hai thành phố này đã được ví như một cuộc đấu tranh giữa hai siêu cường thuộc Maya.
Thành phố cổ Calakmul đã suy tàn vào thế kỷ 9, với nguyên nhân chưa được làm rõ.
Ngày nay, những gì còn lại của thành phố này là một quần thể phế tích đồ sộ, gồm nhiều kim tự tháp hùng vĩ, đền đài và nhà cửa.
Năm 2002, thành phố cổ Calakmul được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.
Năm 2014, với việc bổ sung thêm tiêu chí về hệ sinh thái nhiệt đới và cận nhiệt đới của miền trung Mexico đến kênh đào Panama, nơi đây trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Mexico với tên gọi Thành phổ cổ của người Maya và Các khu rừng nhiệt đới của Calakmul.