Đạo Dừa là một tôn giáo do ông Nguyễn Thành Nam (1910-1990) một trí thức Tây Học sáng lập tại Bến Tre, miền Nam Việt Nam trước 1975. Chủ trương hòa đồng tôn giáo và cổ xúy hòa bình, đạo Dừa ngồi tham thiền, ăn chay, suy niệm... và coi trọng lễ nghĩa, tình thương, cư xử hòa mục giữa con người với nhau. Về thực phẩm, đạo này khuyên nên ăn dừa và uống nước dừa.Cơ sở tôn giáo của đạo Dừa tập trung chủ yếu ở Cồn Phụng - một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Bến Tre. Ngày nay, các di tích của "thánh địa" đạo Dừa vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn trên một diện tích rộng khoảng 1.500m2 của Cồn Phụng.
Nằm ở vị trí trung tâm của "thánh địa" là sân Chín con rồng, nơi hành lễ của tín đồ đạo Dừa.
Khu vực tháp Hoà Bình là quần thể kiến trúc gồm mô hình núi non, hang động, các tòa tháp... Đây là nơi giáo chủ đạo Dừa hành pháp.
Cửu trùng đài là tòa tháp bát quái có 9 tầng, nơi hội tụ linh khí trời đất.
Đối diện Cửu trùng đài là mô hình địa cầu nằm trên tòa sen, tượng trưng cho ước vọng hòa bình của thế giới.
Kế đến là hai ngọn tháp có tên "Miền Bắc Hà Nội" và "Miền Nam Sài Gòn", tượng trưng cho hai miền Nam Bắc Việt Nam. Hai ngọn tháp nối với nhau bằng một chiếc cầu, thể hiện ý nguyện thống nhất đất nước.
Đỉnh tháp Miền Bắc là nơi ngồi thiền của ông đạo Dừa. Để lên được đỉnh tháp Miền Bắc, phải leo qua các dãy cầu thang sắt lên đỉnh tháp Miền Nam, rồi từ đó qua cầu sang "Miền Bắc".
Cách tháp Hòa bình không xa là ngọn tháp lấy cảm hứng từ phi thuyền Apollo.
Ngọn tháp này thể hiện ước mơ chinh phục vũ trụ cũng như sự bao dung không bị giới hạn bởi khoảng cách không gian của đạo Dừa. Cổng tam quan và tháp chuông của chùa Nam Quốc Phật - tên gọi xưa kia của quần thể di tích đạo Dừa.
Cổng tam quan này được phỏng theo kiến trúc cổng tam quan ở Hoàng thành Huế.
Họa tiết trên cổng tam quan.
Cạnh cổng tam quan là một chiếc đỉnh lớn.
Đỉnh được đúc bằng xi măng cốt sắt, trên bề mặt cẩn gốm sứ rất kỳ công.
Tấm đá cẩm thạch ghi tên tuổi ông đạo Dừa Nguyễn Thành Nam, được gắn trên đỉnh.Một tấm đá khác ghi vắn tắt lai lịch ông đạo Dừa và những người giúp ông gây dựng nơi hành đạo.
Một lối đi trong khu di tích được đặt tên là đường Lê Văn Duyệt - một vị khai quốc công thần của nhà Nguyễn.
Đạo Dừa được thành lập năm 1963, từng thu hút được hàng vạn tín đồ, trong đó có con trai của nhà văn Mỹ John Steinbeck, người nhận Giải Nobel Văn học năm 1962.
Ông đạo Dừa Nguyễn Thành Nam từng bị bắt giam năm 1958 do phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Ông cũng đã đứng ra tranh cử tổng thống ở miền Nam Việt Nam năm 1968. Quan điểm chính trị của ông đạo Dừa được thể hiện qua việc ông nuôi chuột và mèo sống chung với nhau trong một lồng. Qua hình ảnh này ông muốn chứng minh là hai lực lượng đối nghịch vẫn có thể "chung sống hòa bình" và hi vọng Việt Nam sẽ không còn chiến tranh.
Đạo Dừa là một tôn giáo do ông Nguyễn Thành Nam (1910-1990) một trí thức Tây Học sáng lập tại Bến Tre, miền Nam Việt Nam trước 1975. Chủ trương hòa đồng tôn giáo và cổ xúy hòa bình, đạo Dừa ngồi tham thiền, ăn chay, suy niệm... và coi trọng lễ nghĩa, tình thương, cư xử hòa mục giữa con người với nhau. Về thực phẩm, đạo này khuyên nên ăn dừa và uống nước dừa.
Cơ sở tôn giáo của đạo Dừa tập trung chủ yếu ở Cồn Phụng - một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Bến Tre. Ngày nay, các di tích của "thánh địa" đạo Dừa vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn trên một diện tích rộng khoảng 1.500m2 của Cồn Phụng.
Nằm ở vị trí trung tâm của "thánh địa" là sân Chín con rồng, nơi hành lễ của tín đồ đạo Dừa.
Khu vực tháp Hoà Bình là quần thể kiến trúc gồm mô hình núi non, hang động, các tòa tháp... Đây là nơi giáo chủ đạo Dừa hành pháp.
Cửu trùng đài là tòa tháp bát quái có 9 tầng, nơi hội tụ linh khí trời đất.
Đối diện Cửu trùng đài là mô hình địa cầu nằm trên tòa sen, tượng trưng cho ước vọng hòa bình của thế giới.
Kế đến là hai ngọn tháp có tên "Miền Bắc Hà Nội" và "Miền Nam Sài Gòn", tượng trưng cho hai miền Nam Bắc Việt Nam. Hai ngọn tháp nối với nhau bằng một chiếc cầu, thể hiện ý nguyện thống nhất đất nước.
Đỉnh tháp Miền Bắc là nơi ngồi thiền của ông đạo Dừa. Để lên được đỉnh tháp Miền Bắc, phải leo qua các dãy cầu thang sắt lên đỉnh tháp Miền Nam, rồi từ đó qua cầu sang "Miền Bắc".
Cách tháp Hòa bình không xa là ngọn tháp lấy cảm hứng từ phi thuyền Apollo.
Ngọn tháp này thể hiện ước mơ chinh phục vũ trụ cũng như sự bao dung không bị giới hạn bởi khoảng cách không gian của đạo Dừa.
Cổng tam quan và tháp chuông của chùa Nam Quốc Phật - tên gọi xưa kia của quần thể di tích đạo Dừa.
Cổng tam quan này được phỏng theo kiến trúc cổng tam quan ở Hoàng thành Huế.
Họa tiết trên cổng tam quan.
Cạnh cổng tam quan là một chiếc đỉnh lớn.
Đỉnh được đúc bằng xi măng cốt sắt, trên bề mặt cẩn gốm sứ rất kỳ công.
Tấm đá cẩm thạch ghi tên tuổi ông đạo Dừa Nguyễn Thành Nam, được gắn trên đỉnh.
Một tấm đá khác ghi vắn tắt lai lịch ông đạo Dừa và những người giúp ông gây dựng nơi hành đạo.
Một lối đi trong khu di tích được đặt tên là đường Lê Văn Duyệt - một vị khai quốc công thần của nhà Nguyễn.
Đạo Dừa được thành lập năm 1963, từng thu hút được hàng vạn tín đồ, trong đó có con trai của nhà văn Mỹ John Steinbeck, người nhận Giải Nobel Văn học năm 1962.
Ông đạo Dừa Nguyễn Thành Nam từng bị bắt giam năm 1958 do phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Ông cũng đã đứng ra tranh cử tổng thống ở miền Nam Việt Nam năm 1968. Quan điểm chính trị của ông đạo Dừa được thể hiện qua việc ông nuôi chuột và mèo sống chung với nhau trong một lồng. Qua hình ảnh này ông muốn chứng minh là hai lực lượng đối nghịch vẫn có thể "chung sống hòa bình" và hi vọng Việt Nam sẽ không còn chiến tranh.