Nằm dưới chân núi Vitosha ở vùng ngoại ô của thủ đô Sofia, Bulgaria, nhà thờ cổ Boyana có quy mô không lớn nhưng được cả thế giới biết đến nhờ những giá trị kiến trúc - mỹ thuật độc nhất vô nhị.Nhà thờ này gồm 3 phần, được xây dựng cách nhau nhiều thế kỷ. Phần phía Đông của nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ thứ 10 và mở rộng vào đầu thế kỷ 13 bởi nhà quý tộc Sebasto Creator Kanloyan. Ông cũng cho xây phần thứ hai của nhà thờ liền kề đó. Sau đó, kiến trúc nhà nhờ Boyana được hoàn thành vào thế kỷ 19, khi phần thứ ba của nhà thờ được xây dựng.Nhà thờ Boyana được coi là một trong số các di tích trung cổ còn nguyện vẹn nhất, làm minh chứng cho sự đóng góp quan trọng của Bulgaria với bức tranh văn hóa Châu Âu vào thời Trung Cổ.Nhà thờ này cũng là một ví dụ điển hình cho kiến trúc nhà thờ được xây dựng theo phong cách Hy Lạp Trung cổ với mái vòm, mặt tiền được trang trí bằng gốm và một cây thánh giá ở tiền sảnhTuy nhiên, nét đặc sắc nhất của nhà thờ Boyana là toàn bộ bề mặt bên trong của các bức tường và mái vòm được bao phủ bởi những bức tranh bích họa. Đây là những tác phẩm hội họa quan trọng bậc nhất thời thời Trung cổ được lưu giữ tới nay.Theo thống kê, có tổng cộng có 89 khung cảnh với 240 hình ảnh con người được mô tả trên các bức tường của nhà thờ.Những bức tranh có giá trị nghệ thuật nổi bật nhất là những bức chân dung có từ thế kỷ thứ 13. Những bức tranh này thể hiện sự biểu cảm tinh thần đặc biệt, được phối màu hài hòa.Để đảm bảo tính toàn vẹn của nhà thờ Boyana, năm 1917 một công viên đã được tạo ra để bảo vệ môi trường xung quanh nhà thờ và đảm bảo cho sự lưu thông của các phương tiện giao thông hiện đại.Với những giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuâth độc đáo, nhà thờ Boyana thu hút du khách từ khắp mọi nơi đến thăm quan mỗi khi ghé thăm Bulgaria.Năm 1979 UNESCO đã đưa nhà thờ Boyana vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.
Nằm dưới chân núi Vitosha ở vùng ngoại ô của thủ đô Sofia, Bulgaria, nhà thờ cổ Boyana có quy mô không lớn nhưng được cả thế giới biết đến nhờ những giá trị kiến trúc - mỹ thuật độc nhất vô nhị.
Nhà thờ này gồm 3 phần, được xây dựng cách nhau nhiều thế kỷ. Phần phía Đông của nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ thứ 10 và mở rộng vào đầu thế kỷ 13 bởi nhà quý tộc Sebasto Creator Kanloyan. Ông cũng cho xây phần thứ hai của nhà thờ liền kề đó. Sau đó, kiến trúc nhà nhờ Boyana được hoàn thành vào thế kỷ 19, khi phần thứ ba của nhà thờ được xây dựng.
Nhà thờ Boyana được coi là một trong số các di tích trung cổ còn nguyện vẹn nhất, làm minh chứng cho sự đóng góp quan trọng của Bulgaria với bức tranh văn hóa Châu Âu vào thời Trung Cổ.
Nhà thờ này cũng là một ví dụ điển hình cho kiến trúc nhà thờ được xây dựng theo phong cách Hy Lạp Trung cổ với mái vòm, mặt tiền được trang trí bằng gốm và một cây thánh giá ở tiền sảnh
Tuy nhiên, nét đặc sắc nhất của nhà thờ Boyana là toàn bộ bề mặt bên trong của các bức tường và mái vòm được bao phủ bởi những bức tranh bích họa. Đây là những tác phẩm hội họa quan trọng bậc nhất thời thời Trung cổ được lưu giữ tới nay.
Theo thống kê, có tổng cộng có 89 khung cảnh với 240 hình ảnh con người được mô tả trên các bức tường của nhà thờ.
Những bức tranh có giá trị nghệ thuật nổi bật nhất là những bức chân dung có từ thế kỷ thứ 13. Những bức tranh này thể hiện sự biểu cảm tinh thần đặc biệt, được phối màu hài hòa.
Để đảm bảo tính toàn vẹn của nhà thờ Boyana, năm 1917 một công viên đã được tạo ra để bảo vệ môi trường xung quanh nhà thờ và đảm bảo cho sự lưu thông của các phương tiện giao thông hiện đại.
Với những giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuâth độc đáo, nhà thờ Boyana thu hút du khách từ khắp mọi nơi đến thăm quan mỗi khi ghé thăm Bulgaria.
Năm 1979 UNESCO đã đưa nhà thờ Boyana vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.