Nằm trên một quả núi thấp gần trung tâm thị trấn Dương Đông, Chùa Sùng Hưng (Sùng Hưng Cổ Tự) là ngôi chùa lâu đời nhất ở huyện Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang.Theo tài liệu còn lưu lại, thì trước kia nơi đây là nghĩa địa hoang vắng. Để có chỗ thờ cúng và cầu siêu cho những linh hồn, người dân địa phương đã lập nên hai ngôi chùa là Sùng Nghĩa và Hưng Nhân. Về sau, người ta đã hợp nhất hai chùa lại và lấy tên là Sùng Hưng Tự.Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết được chính xác năm thành lập chùa. Ước đoán, chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 19.Về tổng thể, chùa có kiến trúc theo phong cách dân gian với bố cục "trước miếu, sau chùa".Chính điện được bày trí tôn nghiêm với hệ thống hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng lộng lẫy; cùng nhiều pho tượng bằng gỗ, đồng và thạch cao được điêu khắc rất tinh xảo.Bên trái chính điện có miếu thờ bà Chúa Xứ Nương Nương và bên phải là nơi thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.Sau chính điện là khu Hậu tổ và Hậu liêu, vườn tháp Tổ...Tòa Vạn Niên Bửu Tháp của chùa Sùng Hưng.Chùa hiện còn giữ nhiều hiện vật có giá trị khác như Đại Hồng Chung, các câu đối, liễn, sơn son thiếp vàng và những hình ảnh sống động thuật lại bước đường Tây du của thầy trò Đường Tăng, v.v..Trong khuôn viên phía sau chùa còn một số ngôi miếu và những hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát sum suê…Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, chùa Sùng Hưng còn là một điểm liên lạc bí mật của lực lượng Cách mạng.Điểm đặc biệt tại chùa Sùng Hưng là từ sau ngày Bác Hồ mất năm 1969, sư trụ trì chùa đều dâng cơm cúng Bác mỗi ngày vào đúng giờ Ngọ. Trước năm 1975, việc cúng cơm này được tiến hành bí mật.Với quy mô và kiến trúc độc đáo, từ lâu chùa Sùng Hưng cùng với đình thần Dương Đông, Dinh bà Thủy Long Thánh Mẫu và Dinh Cậu đã trở thành cụm văn hóa tâm linh nơi huyện đảo Phú Quốc.
Nằm trên một quả núi thấp gần trung tâm thị trấn Dương Đông, Chùa Sùng Hưng (Sùng Hưng Cổ Tự) là ngôi chùa lâu đời nhất ở huyện Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang.
Theo tài liệu còn lưu lại, thì trước kia nơi đây là nghĩa địa hoang vắng. Để có chỗ thờ cúng và cầu siêu cho những linh hồn, người dân địa phương đã lập nên hai ngôi chùa là Sùng Nghĩa và Hưng Nhân. Về sau, người ta đã hợp nhất hai chùa lại và lấy tên là Sùng Hưng Tự.
Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết được chính xác năm thành lập chùa. Ước đoán, chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 19.
Về tổng thể, chùa có kiến trúc theo phong cách dân gian với bố cục "trước miếu, sau chùa".
Chính điện được bày trí tôn nghiêm với hệ thống hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng lộng lẫy; cùng nhiều pho tượng bằng gỗ, đồng và thạch cao được điêu khắc rất tinh xảo.
Bên trái chính điện có miếu thờ bà Chúa Xứ Nương Nương và bên phải là nơi thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Sau chính điện là khu Hậu tổ và Hậu liêu, vườn tháp Tổ...
Tòa Vạn Niên Bửu Tháp của chùa Sùng Hưng.
Chùa hiện còn giữ nhiều hiện vật có giá trị khác như Đại Hồng Chung, các câu đối, liễn, sơn son thiếp vàng và những hình ảnh sống động thuật lại bước đường Tây du của thầy trò Đường Tăng, v.v..
Trong khuôn viên phía sau chùa còn một số ngôi miếu và những hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát sum suê…
Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, chùa Sùng Hưng còn là một điểm liên lạc bí mật của lực lượng Cách mạng.
Điểm đặc biệt tại chùa Sùng Hưng là từ sau ngày Bác Hồ mất năm 1969, sư trụ trì chùa đều dâng cơm cúng Bác mỗi ngày vào đúng giờ Ngọ. Trước năm 1975, việc cúng cơm này được tiến hành bí mật.
Với quy mô và kiến trúc độc đáo, từ lâu chùa Sùng Hưng cùng với đình thần Dương Đông, Dinh bà Thủy Long Thánh Mẫu và Dinh Cậu đã trở thành cụm văn hóa tâm linh nơi huyện đảo Phú Quốc.