Nằm trên bán đảo Bennelong Point ở bến cảng Sydney, Australia, Nhà hát Opera Sydney là một trong những kiệt tác kiến trúc thế kỷ 20 và là điểm biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng hàng đầu thế giới.Việc quy hoạch nhà hát này bắt đầu cuối thập niên 1940 khi Eugene Goossens, giám đốc của Nhạc viện bang New South Wales vận động hành lang cho một địa điểm xây nhà hát lớn. Tại thời điểm đó, địa điểm cho các chương trình kịch được tổ chức ở Tòa Thị chính Sydney nhưng địa điểm này không đủ rộng.Đến 1954, Goossens đã thành công trong việc nhận được ủng hộ của Thống đốc bang New South Wales Joseph Cahill - người đã kêu gọi thiết kế một nhà hát opera tinh tế. Goossens chính là người đã kiên quyết lựa chọn Bennelong Point làm địa điểm xây nhà hát dù Cahill muốn địa điểm này gần Nhà ga xe lửa Wynyard ở Tây Bắc Sydney.Cuộc thi thiết kế do Cahill tổ chức nhận được 233 đề án. Thiết kế cơ sở được chấp thuận năm 1955 thuộc về Jorn Utzon, một kiến trúc sư người Đan Mạch. Utzon đã đến Sydney năm 1957 để giúp giám sát công trình. Lễ khởi công xây dựng nhà hát bắt đầu tháng 3/1959. Việc xây dựng trải qua 3 giai đoạn, đến năm 1973 Nhà hát Opera Sydney mới hoàn thành.Về tổng thể, công trình tọa lạc trên diện tích 1,8 ha, dài 183m, rộng 120m (tính ở điểm rộng nhất). Kết cấu Nhà hát có 580 cột bê tông đóng sâu 25 m dưới mực nước biển. Nguồn điện cung cấp cho Nhà hát tương đương công suất cho một thị trấn 25.000 dân. Hệ thống cấp điện có tổng chiều dài dây cáp 645 km.Nhà hát Opera Sydney gồm 5 khu nhà hát, 5 studio tập diễn, 2 sảnh chính, 4 nhà hàng, sáu quán bar và một số cửa hàng lưu niệm. Các nhà hát có hình một loạt các con sò được biểu trưng bằng cách cắt ra thành các bán cầu. Sảnh hòa nhạc và nhà hát nhạc kịch được đặt ở 2 nhóm vỏ sò lớn nhất, các nhà hát khác nằm ở các nhóm vỏ sò khác. Một vài nhóm vỏ sò nhỏ hơn được dùng để đặt nhà hàng.5 nhà hát chính ở nơi đây gồm: - Sảnh hòa nhạc có 2679 chỗ, là nơi có cây đàn đàn organ dạng cơ khí lớn nhất thế giới với hơn (với hơn 10.000 ống sáo). - Nhà hát opera với 1547 chỗ là nơi biểu diễn chính của Opera Australia. - Nhà hát kịch có 544 chỗ. - Rạp hát (playhouse) có 398 chỗ. - Nhà hát studio có 364 chỗ.Mái của nhà hát được lợp bằng 1.056 triệu viên ngói sản xuất tại Thụy Điển. Tuy nhiên, nhìn từ xa, mái ngói chỉ toàn màu trắng. Mái ngói có đặc điểm tự làm sạch bề mặt. Dù có khả năng tự làm sạch, vẫn cần phải bảo dưỡng và thay thế định kỳ. Mái được thiết kế để gió biển có thể luồn vào bên trong.Nội thất các khu nhà nhà bao gồm đá granite hồng khai thác ở Tarana, New South Wales, gỗ và gỗ dán được cấp từ New South Wales (Australia).Từ khi ra đời, Nhà hát Opera Sydney đã gắn liền với cây cầu Sydney Harbour nổi tiếng cùng khu vực dân cư xung quanh tạo nên một hình ảnh đặc trưng của Sydney nói riêng và Australia nói chung. Đây là một trong những điểm thu hút nhiều du khách hàng đầu xứ sở chuột túi.Năm 2007, chỉ 34 năm sau khi khánh thành, Nhà hát Opera Sydney đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Nằm trên bán đảo Bennelong Point ở bến cảng Sydney, Australia, Nhà hát Opera Sydney là một trong những kiệt tác kiến trúc thế kỷ 20 và là điểm biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng hàng đầu thế giới.
Việc quy hoạch nhà hát này bắt đầu cuối thập niên 1940 khi Eugene Goossens, giám đốc của Nhạc viện bang New South Wales vận động hành lang cho một địa điểm xây nhà hát lớn. Tại thời điểm đó, địa điểm cho các chương trình kịch được tổ chức ở Tòa Thị chính Sydney nhưng địa điểm này không đủ rộng.
Đến 1954, Goossens đã thành công trong việc nhận được ủng hộ của Thống đốc bang New South Wales Joseph Cahill - người đã kêu gọi thiết kế một nhà hát opera tinh tế. Goossens chính là người đã kiên quyết lựa chọn Bennelong Point làm địa điểm xây nhà hát dù Cahill muốn địa điểm này gần Nhà ga xe lửa Wynyard ở Tây Bắc Sydney.
Cuộc thi thiết kế do Cahill tổ chức nhận được 233 đề án. Thiết kế cơ sở được chấp thuận năm 1955 thuộc về Jorn Utzon, một kiến trúc sư người Đan Mạch. Utzon đã đến Sydney năm 1957 để giúp giám sát công trình. Lễ khởi công xây dựng nhà hát bắt đầu tháng 3/1959. Việc xây dựng trải qua 3 giai đoạn, đến năm 1973 Nhà hát Opera Sydney mới hoàn thành.
Về tổng thể, công trình tọa lạc trên diện tích 1,8 ha, dài 183m, rộng 120m (tính ở điểm rộng nhất). Kết cấu Nhà hát có 580 cột bê tông đóng sâu 25 m dưới mực nước biển. Nguồn điện cung cấp cho Nhà hát tương đương công suất cho một thị trấn 25.000 dân. Hệ thống cấp điện có tổng chiều dài dây cáp 645 km.
Nhà hát Opera Sydney gồm 5 khu nhà hát, 5 studio tập diễn, 2 sảnh chính, 4 nhà hàng, sáu quán bar và một số cửa hàng lưu niệm. Các nhà hát có hình một loạt các con sò được biểu trưng bằng cách cắt ra thành các bán cầu. Sảnh hòa nhạc và nhà hát nhạc kịch được đặt ở 2 nhóm vỏ sò lớn nhất, các nhà hát khác nằm ở các nhóm vỏ sò khác. Một vài nhóm vỏ sò nhỏ hơn được dùng để đặt nhà hàng.
5 nhà hát chính ở nơi đây gồm: - Sảnh hòa nhạc có 2679 chỗ, là nơi có cây đàn đàn organ dạng cơ khí lớn nhất thế giới với hơn (với hơn 10.000 ống sáo). - Nhà hát opera với 1547 chỗ là nơi biểu diễn chính của Opera Australia. - Nhà hát kịch có 544 chỗ. - Rạp hát (playhouse) có 398 chỗ. - Nhà hát studio có 364 chỗ.
Mái của nhà hát được lợp bằng 1.056 triệu viên ngói sản xuất tại Thụy Điển. Tuy nhiên, nhìn từ xa, mái ngói chỉ toàn màu trắng. Mái ngói có đặc điểm tự làm sạch bề mặt. Dù có khả năng tự làm sạch, vẫn cần phải bảo dưỡng và thay thế định kỳ. Mái được thiết kế để gió biển có thể luồn vào bên trong.
Nội thất các khu nhà nhà bao gồm đá granite hồng khai thác ở Tarana, New South Wales, gỗ và gỗ dán được cấp từ New South Wales (Australia).
Từ khi ra đời, Nhà hát Opera Sydney đã gắn liền với cây cầu Sydney Harbour nổi tiếng cùng khu vực dân cư xung quanh tạo nên một hình ảnh đặc trưng của Sydney nói riêng và Australia nói chung. Đây là một trong những điểm thu hút nhiều du khách hàng đầu xứ sở chuột túi.
Năm 2007, chỉ 34 năm sau khi khánh thành, Nhà hát Opera Sydney đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.