Nằm ở phía Nam Siberi thuộc Nga, giữa tỉnh Irkutsk ở phía Tây Bắc và nước Cộng hòa Buryatia ở phía Đông Nam, hồ Baikal là một trong những hồ nước nổi tiếng bậc nhất của thế giới.Trong lịch sử, hồ đã được biết đến với gọi là Bắc Hải trong các thư tịch cổ Trung Quốc. Hồ nằm trong lãnh thổ của Hung Nô, trải dài từ biên giới với nhà Hán ở phía Nam đến rừng taiga Siberi ở phía bắc. Hồ đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh giữa Hán và Hung Nô.Người Nga và châu Âu hầu như không biết đến hồ Baikal cho đến khi đế quốc Nga mở rộng lãnh thổ ra khu vực này vào thế kỷ 17. Nhà thám hiểm Nga Kurbat Ivanov lần đầu tiên tiếp cận hồ Baikal vào năm 1643.Trong những thế kỷ sau đó, quanh hồ Baikal vẫn là một khu vực hoang vu, cho đến khi đường sắt xuyên Siberi được xây dựng từ năm 1896 đến năm 1902. Tuyến đường sắt chạy qua cực Tây Nam của hồ Baikal khiến cho việc tiếp cận hồ nước này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.Dười thời kỳ Liên Xô, ngành du lịch được phát triển ở hồ Baikal và cho đến nay hồ trở thành một trong những điểm đến nổi tiếng nhất nước Nga.Theo các nhà địa chất học, hồ Baikal nằm trong một thung lũng tách giãn, được tạo thành bởi đới đứt gãy Baikal, nơi lớp vỏ trái đất bị tách ra từ hàng triệu năm trước.Với chiều dài 636 km, chiều rộng 79 km và diện tích 31.722 km2, hồ Baikal có diện tích bề mặt lớn nhất trong các hồ nước ngọt tại châu Á và là hồ sâu nhất thế giới với độ sâu lớn nhất đo được là 1.642 m dưới mực nước biển.Đây cũng là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới.Không chỉ vậy, hồ Baical còn là một trong những hồ nước trong nhất thế giới.Khu vực bờ Đông của hồ Baikal là nơi sinh sống của các bộ lạc người Buryat. Họ chăn nuôi dê, lạc đà, bò và cừu, trong một môi trường khắc nghiệt khi nhiệt độ trung bình tối thiểu vào mùa đông là −19 °C và tối đa trong mùa hè chỉ là 14 °C.Về mặt bảo tồn, khu vực hồ Baikal là nơi sinh sống của hơn 1.700 loài động thực vật, hai phần ba trong số đó không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới.Nổi tiếng nhất trong vùng hồ là loài hải cẩu Baikal, được cho là đã di chuyển đến đây từ Bắc Bắc Dương hơn 800.000 năm trước. Những chú hải cẩu nhỏ da trơn này đã trở thành biểu tượng của vùng hồ huyền thoại.Vào năm 1996, UNESCO đã công nhận hồ Baikal của Nga là một Di sản thiên nhiên thế giới
Nằm ở phía Nam Siberi thuộc Nga, giữa tỉnh Irkutsk ở phía Tây Bắc và nước Cộng hòa Buryatia ở phía Đông Nam, hồ Baikal là một trong những hồ nước nổi tiếng bậc nhất của thế giới.
Trong lịch sử, hồ đã được biết đến với gọi là Bắc Hải trong các thư tịch cổ Trung Quốc. Hồ nằm trong lãnh thổ của Hung Nô, trải dài từ biên giới với nhà Hán ở phía Nam đến rừng taiga Siberi ở phía bắc. Hồ đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh giữa Hán và Hung Nô.
Người Nga và châu Âu hầu như không biết đến hồ Baikal cho đến khi đế quốc Nga mở rộng lãnh thổ ra khu vực này vào thế kỷ 17. Nhà thám hiểm Nga Kurbat Ivanov lần đầu tiên tiếp cận hồ Baikal vào năm 1643.
Trong những thế kỷ sau đó, quanh hồ Baikal vẫn là một khu vực hoang vu, cho đến khi đường sắt xuyên Siberi được xây dựng từ năm 1896 đến năm 1902. Tuyến đường sắt chạy qua cực Tây Nam của hồ Baikal khiến cho việc tiếp cận hồ nước này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Dười thời kỳ Liên Xô, ngành du lịch được phát triển ở hồ Baikal và cho đến nay hồ trở thành một trong những điểm đến nổi tiếng nhất nước Nga.
Theo các nhà địa chất học, hồ Baikal nằm trong một thung lũng tách giãn, được tạo thành bởi đới đứt gãy Baikal, nơi lớp vỏ trái đất bị tách ra từ hàng triệu năm trước.
Với chiều dài 636 km, chiều rộng 79 km và diện tích 31.722 km2, hồ Baikal có diện tích bề mặt lớn nhất trong các hồ nước ngọt tại châu Á và là hồ sâu nhất thế giới với độ sâu lớn nhất đo được là 1.642 m dưới mực nước biển.
Đây cũng là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới.
Không chỉ vậy, hồ Baical còn là một trong những hồ nước trong nhất thế giới.
Khu vực bờ Đông của hồ Baikal là nơi sinh sống của các bộ lạc người Buryat. Họ chăn nuôi dê, lạc đà, bò và cừu, trong một môi trường khắc nghiệt khi nhiệt độ trung bình tối thiểu vào mùa đông là −19 °C và tối đa trong mùa hè chỉ là 14 °C.
Về mặt bảo tồn, khu vực hồ Baikal là nơi sinh sống của hơn 1.700 loài động thực vật, hai phần ba trong số đó không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới.
Nổi tiếng nhất trong vùng hồ là loài hải cẩu Baikal, được cho là đã di chuyển đến đây từ Bắc Bắc Dương hơn 800.000 năm trước. Những chú hải cẩu nhỏ da trơn này đã trở thành biểu tượng của vùng hồ huyền thoại.
Vào năm 1996, UNESCO đã công nhận hồ Baikal của Nga là một Di sản thiên nhiên thế giới