Nằm trên dãy núi Hàm Rồng, hang Mắt Rồng (động Long Quang) là một điểm đến quan trọng của quần thể di tích lịch sử - danh thắng Hàm Rồng của tỉnh Thanh Hóa.Hang nằm ở lưng chừng núi, bên ngoài thoáng đãng, có chiều dài khoảng 100m thông sang bên kia sườn súi.Lòng hang rộng và cao ráo, có thể chứa cả trăm người.Không khí trong hang lúc nào cũng mát mẻ.Hai cửa được ví như hai mắt rồng, mà thường gọi là Long nhãn. Đây cũng là nguồn gốc tên gọi hang Mắt Rồng.Từ hang Mắt Rồng có thể nhìn bao quát cả vùng rộng lớn với phong cảnh hữu tình của dòng sông Mã và những ngọn núi nhấp nhô.Từ thời xưa, hang Mắt Rồng đã là nơi du ngoạn, thưởng lãm của các bậc tao nhân mặc khách.Hang là nơi ghi lại nhiều bút tích của các bậc danh nhân nước Việt như Trần Nhật Duật, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Phạm Sư Mạnh, Ngô Thì Sĩ, Vương Duy Trinh, Nguyễn Thượng Hiền Tản Đà...Tương truyền, Vua Lê Thánh Tông cũng đã tới đây du ngoạn, hứng bút đề thơ lên mái đá, lấy tên Thiên Nam Động Chủ.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hang Mắt Rồng là căn cứ chiến đấu của Phân đội 3 Vông an Nhân dân Thanh Hóa (nay là Bộ đội Biên phòng).Tại nơi đây, nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trong chiến đấu để bảo vệ cầu Hàm Rồng - trọng điểm giao thông huyết mạch của miền Bắc - trước những cuộc tấn công phá hoại của không quân Mỹ.Ngày nay, hang Mắt Rồng là một điểm thú vị dành cho du khách khi đến thăm mảnh đất Thanh Hóa.
Nằm trên dãy núi Hàm Rồng, hang Mắt Rồng (động Long Quang) là một điểm đến quan trọng của quần thể di tích lịch sử - danh thắng Hàm Rồng của tỉnh Thanh Hóa.
Hang nằm ở lưng chừng núi, bên ngoài thoáng đãng, có chiều dài khoảng 100m thông sang bên kia sườn súi.
Lòng hang rộng và cao ráo, có thể chứa cả trăm người.
Không khí trong hang lúc nào cũng mát mẻ.
Hai cửa được ví như hai mắt rồng, mà thường gọi là Long nhãn. Đây cũng là nguồn gốc tên gọi hang Mắt Rồng.
Từ hang Mắt Rồng có thể nhìn bao quát cả vùng rộng lớn với phong cảnh hữu tình của dòng sông Mã và những ngọn núi nhấp nhô.
Từ thời xưa, hang Mắt Rồng đã là nơi du ngoạn, thưởng lãm của các bậc tao nhân mặc khách.
Hang là nơi ghi lại nhiều bút tích của các bậc danh nhân nước Việt như Trần Nhật Duật, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Phạm Sư Mạnh, Ngô Thì Sĩ, Vương Duy Trinh, Nguyễn Thượng Hiền Tản Đà...
Tương truyền, Vua Lê Thánh Tông cũng đã tới đây du ngoạn, hứng bút đề thơ lên mái đá, lấy tên Thiên Nam Động Chủ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hang Mắt Rồng là căn cứ chiến đấu của Phân đội 3 Vông an Nhân dân Thanh Hóa (nay là Bộ đội Biên phòng).
Tại nơi đây, nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trong chiến đấu để bảo vệ cầu Hàm Rồng - trọng điểm giao thông huyết mạch của miền Bắc - trước những cuộc tấn công phá hoại của không quân Mỹ.
Ngày nay, hang Mắt Rồng là một điểm thú vị dành cho du khách khi đến thăm mảnh đất Thanh Hóa.