Điện Voi Ré được xây dựng trên một khu có diện tích chừng 2.000m2, nằm về phía Đông Nam đồi Thọ Cương của kinh thành Huế, cách Hổ Quyền khoảng 400m. Bên ngoài điện tường thành xây bằng gạch.
Để lên tam quan của điện, phải đi qua hệ thống bậc cấp gồm 17 bậc. Trên cổng chính giữa của tam quan có ba chữ Hán bằng sành "Nghiễm Nhược Lâm".Đi qua tam quan sẽ gặp một bức bình phong phía trước sân miếu. Hai bên bình phong là hai cổng dẫn vào bên trong.
Miếu Long Châu nằm ở trung tâm của điện Voi Ré. Hai bên miếu là Đông Phối Điện và Tây Phối Điện - nơi thờ những con voi lập được nhiều chiến công trong trận mạc vào thời kỳ xây dựng đế nghiệp của triều Nguyễn.
Miếu Long Châu được xây năm gian hai chái, mái lợp ngói liệt, tiền đường kiểu vỏ cua. Phía sau miếu có hai gò đất nhỏ là mộ các ông voi.
Bên trong miếu trang trí hệ thống liên ba bằng gỗ với 104 ô hộc chủ yếu là chữ Thọ theo lối triện và hoa lá chim muông. Chính giữa ngôi miếu là một bức hoành phi khắc nổi ba chữ "Long Châu Miếu".Đông Phối Điện và Tây Phối Điện được xây theo kiểu 2 gian 2 chái. Trước hai dãy nhà này còn có hai tòa miếu phụ thờ thần vị voi, còn được gọi là miếu Tượng.Trong mỗi miếu tượng có một bức tượng voi tượng tạo hình rất sinh động.
Phía trước khuôn viên điện Voi Ré có Hồ Điện, là nơi voi uống nước thiêng mỗi khi giao đấu với hổ tại Hổ Quyền.
Sự ra đời của điện Voi Ré gắn với một truyền thuyết khá ly kỳ. Theo đó, do đau buồn trước cái chết của chủ, con voi của vị dũng tướng đã chạy hằng trăm dặm từ chiến trường về tận kinh đô Phú Xuân (Huế). Đến đồi Thọ Cương, nó đã rống lên một tiếng như phẫn uất rồi phục xuống trút hơi thở cuối cùng...
Cảm động trước sự trung thành của voi, dân địa phương đã làm lễ an táng, xây mộ cho nó, gọi là mộ Voi Ré. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây dựng bên cạnh mộ con voi một ngôi điện thờ với tên gọi là Long Châu Miếu để thờ các vị thần cùng bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn. Dân gian quen gọi ngôi miếu này là điện Voi Ré. Mặc dù mang những giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo, nhưng điện Voi Ré đang nằm trong cảnh hoang phế và xuống cấp nghiên trọng. Nhiều hạng mục công trình có nguy cơ sụp đổ nhưng chỉ được chống đỡ một cách khá tạm bợ.
Điện Voi Ré được xây dựng trên một khu có diện tích chừng 2.000m2, nằm về phía Đông Nam đồi Thọ Cương của kinh thành Huế, cách Hổ Quyền khoảng 400m. Bên ngoài điện tường thành xây bằng gạch.
Để lên tam quan của điện, phải đi qua hệ thống bậc cấp gồm 17 bậc. Trên cổng chính giữa của tam quan có ba chữ Hán bằng sành "Nghiễm Nhược Lâm".
Đi qua tam quan sẽ gặp một bức bình phong phía trước sân miếu. Hai bên bình phong là hai cổng dẫn vào bên trong.
Miếu Long Châu nằm ở trung tâm của điện Voi Ré. Hai bên miếu là Đông Phối Điện và Tây Phối Điện - nơi thờ những con voi lập được nhiều chiến công trong trận mạc vào thời kỳ xây dựng đế nghiệp của triều Nguyễn.
Miếu Long Châu được xây năm gian hai chái, mái lợp ngói liệt, tiền đường kiểu vỏ cua. Phía sau miếu có hai gò đất nhỏ là mộ các ông voi.
Bên trong miếu trang trí hệ thống liên ba bằng gỗ với 104 ô hộc chủ yếu là chữ Thọ theo lối triện và hoa lá chim muông. Chính giữa ngôi miếu là một bức hoành phi khắc nổi ba chữ "Long Châu Miếu".
Đông Phối Điện và Tây Phối Điện được xây theo kiểu 2 gian 2 chái. Trước hai dãy nhà này còn có hai tòa miếu phụ thờ thần vị voi, còn được gọi là miếu Tượng.
Trong mỗi miếu tượng có một bức tượng voi tượng tạo hình rất sinh động.
Phía trước khuôn viên điện Voi Ré có Hồ Điện, là nơi voi uống nước thiêng mỗi khi giao đấu với hổ tại Hổ Quyền.
Sự ra đời của điện Voi Ré gắn với một truyền thuyết khá ly kỳ. Theo đó, do đau buồn trước cái chết của chủ, con voi của vị dũng tướng đã chạy hằng trăm dặm từ chiến trường về tận kinh đô Phú Xuân (Huế). Đến đồi Thọ Cương, nó đã rống lên một tiếng như phẫn uất rồi phục xuống trút hơi thở cuối cùng...
Cảm động trước sự trung thành của voi, dân địa phương đã làm lễ an táng, xây mộ cho nó, gọi là mộ Voi Ré. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây dựng bên cạnh mộ con voi một ngôi điện thờ với tên gọi là Long Châu Miếu để thờ các vị thần cùng bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn. Dân gian quen gọi ngôi miếu này là điện Voi Ré.
Mặc dù mang những giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo, nhưng điện Voi Ré đang nằm trong cảnh hoang phế và xuống cấp nghiên trọng. Nhiều hạng mục công trình có nguy cơ sụp đổ nhưng chỉ được chống đỡ một cách khá tạm bợ.