Vùng núi Wakhan Corridor là 1 trong những địa điểm yên bình hiếm thấy ở Afghanistan. Để đến được nơi này, du khách phải trải qua hành trình dài hơn 400 km bằng ô tô, cưỡi lừa từ thủ Kabul hay bay tới Tajikistan rồi đi qua biên giới miền Bắc. Cả hai cách trên đều khá khó khăn mới có thể đến được vùng núi Wakhan Corridor.Trái ngược với không khí căng thẳng và nguy hiểm ở nhiều nơi tại Afghanistan, vùng núi Wakhan Corridor là một trong những vùng đất yên bình nhất Afghanistan. Nơi đây có địa hình khắc nghiệt, người ngoài không dễ tiếp cận cũng như không có sự hiện diện của lính Mỹ, Afghanistan hay Taliban. Đây là nơi sinh sống của khoảng 12.000 người.Do biệt lập về mặt địa lý, khí hậu khắc nghiệt và không nằm ở vị trí chiến lược nên vùng đất này không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, xung đột trong nhiều thập kỷ qua. Người dân nơi đây sống biệt lập với thế giới bên ngoài, biết rất ít thông tin về những gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài vùng núi Wakhan Corridor. Họ chỉ nhớ quân đội Liên Xô là lực lượng quân sự có mặt lần cuối tại nơi này. Binh sĩ Liên Xô đã xây dựng con đường duy nhất tại vùng núi Wakhan Corridor. Đến những năm 1980, binh sĩ Liên Xô rời đi.Tại vùng núi Wakhan Corridor, hai cộng đồng người sinh sống đó là Wakhi và Kyrgyzstan. Hầu hết thời gian, người Kyrgyzstan sống ở trên những ngọn núi cao trong khi người Wakhi sống ở các thung lũng tại vùng đất yên bình này.Khi có người lạ đến, người dân địa phương lúc đầu khá cảnh giác nhưng sau đó nồng ấm, đón tiếp khách từ phương xa đến.Những ngọn núi hùng vĩ, hoang sơ ở vùng núi Wakhan Corridor.Khí hậu ở vùng núi Wakhan Corridor khá khắc nghiệt. Theo đó, mùa đông tại đây có thể kéo dài đến 8 tháng trở lên. Thậm chí, khi mùa hè đến, những trận bão tuyết xảy ra không phải là điều hiếm thấy.Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề chăn cừu. Trồng cây cối ở vùng núi Wakhan Corridor gần như là điều không thể.Do vậy, cuộc sống của họ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào chăn nuôi. Họ nuôi cừu, bò Tây Tạng, dê, lạc đà... để lấy sữa, thịt, lông và sử dụng phân của những loài động vật trên làm nhiên liệu đốt sưởi ấm, xua tan giá lạnh mùa đông.Trong khi nam giới đảm nhận công việc chăn nuôi, buôn bán, phụ nữ làm các công việc gia đình, chăm sóc con cái, nấu nướng...
Vùng núi Wakhan Corridor là 1 trong những địa điểm yên bình hiếm thấy ở Afghanistan. Để đến được nơi này, du khách phải trải qua hành trình dài hơn 400 km bằng ô tô, cưỡi lừa từ thủ Kabul hay bay tới Tajikistan rồi đi qua biên giới miền Bắc. Cả hai cách trên đều khá khó khăn mới có thể đến được vùng núi Wakhan Corridor.
Trái ngược với không khí căng thẳng và nguy hiểm ở nhiều nơi tại Afghanistan, vùng núi Wakhan Corridor là một trong những vùng đất yên bình nhất Afghanistan. Nơi đây có địa hình khắc nghiệt, người ngoài không dễ tiếp cận cũng như không có sự hiện diện của lính Mỹ, Afghanistan hay Taliban. Đây là nơi sinh sống của khoảng 12.000 người.
Do biệt lập về mặt địa lý, khí hậu khắc nghiệt và không nằm ở vị trí chiến lược nên vùng đất này không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, xung đột trong nhiều thập kỷ qua. Người dân nơi đây sống biệt lập với thế giới bên ngoài, biết rất ít thông tin về những gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài vùng núi Wakhan Corridor. Họ chỉ nhớ quân đội Liên Xô là lực lượng quân sự có mặt lần cuối tại nơi này. Binh sĩ Liên Xô đã xây dựng con đường duy nhất tại vùng núi Wakhan Corridor. Đến những năm 1980, binh sĩ Liên Xô rời đi.
Tại vùng núi Wakhan Corridor, hai cộng đồng người sinh sống đó là Wakhi và Kyrgyzstan. Hầu hết thời gian, người Kyrgyzstan sống ở trên những ngọn núi cao trong khi người Wakhi sống ở các thung lũng tại vùng đất yên bình này.
Khi có người lạ đến, người dân địa phương lúc đầu khá cảnh giác nhưng sau đó nồng ấm, đón tiếp khách từ phương xa đến.
Những ngọn núi hùng vĩ, hoang sơ ở vùng núi Wakhan Corridor.
Khí hậu ở vùng núi Wakhan Corridor khá khắc nghiệt. Theo đó, mùa đông tại đây có thể kéo dài đến 8 tháng trở lên. Thậm chí, khi mùa hè đến, những trận bão tuyết xảy ra không phải là điều hiếm thấy.
Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề chăn cừu. Trồng cây cối ở vùng núi Wakhan Corridor gần như là điều không thể.
Do vậy, cuộc sống của họ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào chăn nuôi. Họ nuôi cừu, bò Tây Tạng, dê, lạc đà... để lấy sữa, thịt, lông và sử dụng phân của những loài động vật trên làm nhiên liệu đốt sưởi ấm, xua tan giá lạnh mùa đông.
Trong khi nam giới đảm nhận công việc chăn nuôi, buôn bán, phụ nữ làm các công việc gia đình, chăm sóc con cái, nấu nướng...