Có lịch sử hình thành từ thế kỷ thứ 5 TCN, kênh đào Đại Vận Hà của Trung Quốc (Kinh Hàng Đại Vận Hà) là con kênh đào cổ đại có quy mô vĩ đại nhất trên thế giới. Ảnh: Unesco.orgCon kênh này ngày nay có chiều dài khoảng 1.800 km, chảy qua nhiều thành phố và tỉnh thành của Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang. Ảnh: Mitchellteachers.org.Lịch sử kênh Đại Vận Hà bắt đầu từ cuối thời kỳ Xuân Thu (722-481 TCN), khi Ngô vương Phù Sai, vị vua của nước Ngô đem quân đội tiến về phía Bắc để xâm chiếm các vương quốc khác. Ông ra lệnh đào kênh để vận chuyển binh lính, kênh này được gọi là Hàn Câu. Ảnh: Epicworldhistory.blogspot.com.Đoạn kênh đào đầu tiên nằm gần Dương Châu, Giang Tô để dẫn nước của sông Dương Tử về phía bắc nối vào sông Hoài. Theo một đoạn trong một cuốn sách của Khổng Tử, nó đã được xây dựng vào khoảng năm 486 TCN. Đây là đoạn cổ nhất của kênh đào này. Đoạn này đã được sửa chữa và mở rộng vào thế kỷ 3. Ảnh: Cultural-china.com.Kênh Đại Vận Hà đã được kéo dài thêm vào thời kỳ nhà Tùy (581-618). Năm 604, Tùy Dạng đế của nhà Tùy đã rời bỏ Trường An (ngày nay là Tây An) để chuyển kinh đô tới Lạc Dương. Năm 605, vị hoàng đế này giao công việc mở rộng, kéo dài Đại Vận Hà cho Vũ Văn Khải, để nối liền Trác Quận (nay là Bắc Kinh) với Hàng Châu. Ảnh: Easytourchina.com.Công việc này kéo dài trong 6 năm để liên kết 5 hệ thống sông vào Đại Vận Hà. Khi hoàn thành, nó nối liền các sông Hải Hà, Hoàng Hà, sông Hoài, Tiền Đường và Trường Giang. Ảnh: Ngm.com.Tổng chiều dài của hệ thống kênh đào này vào thời kỳ đó là khoảng 2.500 km. Nó đã từng được sử dụng để vận chuyển quân lương cho cuộc chiến tranh Tùy - Cao Ly. Ảnh: Stuart Smith - Panoramio.com.Trong thời kỳ nhà Đường (618-907), Đại Vận Hà là con đường chính để vận chuyển ngũ cốc từ khu vực đồng bằng châu thổ Trường Giang tới Hoa Bắc. Thành phố Khai Phong đã là trạm trung chuyển chính trên tuyến đường thủy này, và do đó nó đã lớn mạnh dần lên để sau đó trở thành kinh đô của nhà Tống (960-1279). Ảnh: Cnto.org.Trong thời kỳ nhà Nguyên (1271-1368), kinh đô của Trung Quốc chuyển về Đại Đô (Bắc Kinh) và do vậy nhu cầu cho Đại Vận Hà chảy về phía Tây tới Khai Phong và Lạc Dương đã bị giảm mạnh. Kênh đào này sau đó đã được chuyển hướng theo đường tắt tại tỉnh Sơn Đông trong những năm từ 1280 tới 1283. Tổng chiều dài khi đó còn khoảng 1.800 km và không thay đổi nhiều cho đến nay. Ảnh: Chinadailyasia.com.Toàn bộ kênh đào này đã được hoàng đế Minh Thành Tổ cho cải tạo, xây dựng lại vào khoảng những năm 1411 tới 1415. Trong vòng khoảng 400 năm kế tiếp, nó đã được duy trì khá tốt như là huyết mạch chính để vận chuyển lương thực từ lưu vực sông Dương Tử tới Bắc Kinh. Ảnh: Ridingthebuses.com.Năm 1855, sông Hoàng Hà gây ngập lụt và đổi dòng về phía Sơn Đông, cắt đứt lộ trình của Đại Vận Hà. Do các khó khăn để vượt qua các nền đất bùn cát của sông Hoàng Hà, cùng sự phát triển của vận tải biển, cũng như sự đưa vào khai thác các tuyến đường sắt, nên các phần phía bắc và phía Nam của kênh đào này đã không được nối liền với nhau nữa. Ảnh: Chinasage.info.Điều này làm giảm mạnh vai trò của kênh đào. Nhiều đoạn của nó đã không được tu sửa nữa và một số đoạn bị tắc nghẽn do bùn lầy. Sau khi nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949, trước nhu cầu phát triển kinh tế, chính quyền nước này đã cho tiến hành các công việc tái thiết Đại Vận Hà. Ảnh: Blaineharrington.photoshelter.com.Ngày nay, các đoạn trung tâm và phía Nam của Đại Vận Hà được duy trì khá tốt và được sử dụng nhiều để chuyên chở than từ các mỏ
than tại tỉnh Sơn Đông và phía bắc tỉnh Giang Tô tới khu vực đồng bằng
châu thổ sông Dương Tử. Ảnh: Worldpropertyjournal.com.Với những giá trị lịch sử to lớn, vào năm 2014 kênh đào Đại Vận Hà đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thể giới. Ảnh: Bigfive.com.
Có lịch sử hình thành từ thế kỷ thứ 5 TCN, kênh đào Đại Vận Hà của Trung Quốc (Kinh Hàng Đại Vận Hà) là con kênh đào cổ đại có quy mô vĩ đại nhất trên thế giới. Ảnh: Unesco.org
Con kênh này ngày nay có chiều dài khoảng 1.800 km, chảy qua nhiều thành phố và tỉnh thành của Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang. Ảnh: Mitchellteachers.org.
Lịch sử kênh Đại Vận Hà bắt đầu từ cuối thời kỳ Xuân Thu (722-481 TCN), khi Ngô vương Phù Sai, vị vua của nước Ngô đem quân đội tiến về phía Bắc để xâm chiếm các vương quốc khác. Ông ra lệnh đào kênh để vận chuyển binh lính, kênh này được gọi là Hàn Câu. Ảnh: Epicworldhistory.blogspot.com.
Đoạn kênh đào đầu tiên nằm gần Dương Châu, Giang Tô để dẫn nước của sông Dương Tử về phía bắc nối vào sông Hoài. Theo một đoạn trong một cuốn sách của Khổng Tử, nó đã được xây dựng vào khoảng năm 486 TCN. Đây là đoạn cổ nhất của kênh đào này. Đoạn này đã được sửa chữa và mở rộng vào thế kỷ 3. Ảnh: Cultural-china.com.
Kênh Đại Vận Hà đã được kéo dài thêm vào thời kỳ nhà Tùy (581-618). Năm 604, Tùy Dạng đế của nhà Tùy đã rời bỏ Trường An (ngày nay là Tây An) để chuyển kinh đô tới Lạc Dương. Năm 605, vị hoàng đế này giao công việc mở rộng, kéo dài Đại Vận Hà cho Vũ Văn Khải, để nối liền Trác Quận (nay là Bắc Kinh) với Hàng Châu. Ảnh: Easytourchina.com.
Công việc này kéo dài trong 6 năm để liên kết 5 hệ thống sông vào Đại Vận Hà. Khi hoàn thành, nó nối liền các sông Hải Hà, Hoàng Hà, sông Hoài, Tiền Đường và Trường Giang. Ảnh: Ngm.com.
Tổng chiều dài của hệ thống kênh đào này vào thời kỳ đó là khoảng 2.500 km. Nó đã từng được sử dụng để vận chuyển quân lương cho cuộc chiến tranh Tùy - Cao Ly. Ảnh: Stuart Smith - Panoramio.com.
Trong thời kỳ nhà Đường (618-907), Đại Vận Hà là con đường chính để vận chuyển ngũ cốc từ khu vực đồng bằng châu thổ Trường Giang tới Hoa Bắc. Thành phố Khai Phong đã là trạm trung chuyển chính trên tuyến đường thủy này, và do đó nó đã lớn mạnh dần lên để sau đó trở thành kinh đô của nhà Tống (960-1279). Ảnh: Cnto.org.
Trong thời kỳ nhà Nguyên (1271-1368), kinh đô của Trung Quốc chuyển về Đại Đô (Bắc Kinh) và do vậy nhu cầu cho Đại Vận Hà chảy về phía Tây tới Khai Phong và Lạc Dương đã bị giảm mạnh. Kênh đào này sau đó đã được chuyển hướng theo đường tắt tại tỉnh Sơn Đông trong những năm từ 1280 tới 1283. Tổng chiều dài khi đó còn khoảng 1.800 km và không thay đổi nhiều cho đến nay. Ảnh: Chinadailyasia.com.
Toàn bộ kênh đào này đã được hoàng đế Minh Thành Tổ cho cải tạo, xây dựng lại vào khoảng những năm 1411 tới 1415. Trong vòng khoảng 400 năm kế tiếp, nó đã được duy trì khá tốt như là huyết mạch chính để vận chuyển lương thực từ lưu vực sông Dương Tử tới Bắc Kinh. Ảnh: Ridingthebuses.com.
Năm 1855, sông Hoàng Hà gây ngập lụt và đổi dòng về phía Sơn Đông, cắt đứt lộ trình của Đại Vận Hà. Do các khó khăn để vượt qua các nền đất bùn cát của sông Hoàng Hà, cùng sự phát triển của vận tải biển, cũng như sự đưa vào khai thác các tuyến đường sắt, nên các phần phía bắc và phía Nam của kênh đào này đã không được nối liền với nhau nữa. Ảnh: Chinasage.info.
Điều này làm giảm mạnh vai trò của kênh đào. Nhiều đoạn của nó đã không được tu sửa nữa và một số đoạn bị tắc nghẽn do bùn lầy. Sau khi nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949, trước nhu cầu phát triển kinh tế, chính quyền nước này đã cho tiến hành các công việc tái thiết Đại Vận Hà. Ảnh: Blaineharrington.photoshelter.com.
Ngày nay, các đoạn trung tâm và phía Nam của Đại Vận Hà được duy trì khá tốt và được sử dụng nhiều để chuyên chở than từ các mỏ
than tại tỉnh Sơn Đông và phía bắc tỉnh Giang Tô tới khu vực đồng bằng
châu thổ sông Dương Tử. Ảnh: Worldpropertyjournal.com.
Với những giá trị lịch sử to lớn, vào năm 2014 kênh đào Đại Vận Hà đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thể giới. Ảnh: Bigfive.com.