Tọa lạc bên bờ sông Tigris ở khu vực miền Bắc Iraq hiện nay, thành phố cổ Nimrud là di chỉ khảo cổ học quan trọng hàng đầu của nền văn minh Lưỡng Hà ở khu vực Trung Đông.Thành phố này được thành lập vào khoảng năm 1300 TCN và đã giữ vai trò kinh đô của vương quốc Assyria trong khoảng 150 năm.Tàn tích của Nimrud được các nhà khảo cổ phương Tây phát hiện vào năm 1820. Những cuộc khai quật đầu tiên ở đây được tiến hành vào những năm 1840.Vào thời điểm đó, các nhà khảo cổ đã làm phát lộ các bức tường thành, nền móng lâu đài cùng rất nhiều tượng và đồ đồ tạo tác nhỏ.Sau đó các cuộc nghiên cứu đã bị ngưng lại trong nhiều thập kỷ. Phải tới năm 1949, nhà khảo cổ Max Mallowan (chồng nữ văn sĩ truyện trinh thám Agatha Christie) mới tiến hành các cuộc khai quật mới.Kể từ đó cho đến thập kỷ 1980, hơn 600 hiện vật đã được khai quật và quy tụ trong bộ sưu tập “di sản Nimrud” - được giới khảo cổ mô tả là “phát hiện có ý nghĩa nhất kể từ khi tìm thấy lăng mộ Pharaoh Tutankhamun ở Ai Cập hồi năm 1923.Những hiện vật vô giá này là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của đế chế Assyria cách đây 3.000 năm.Sau khi nhà lãnh đạo Saddam Hussein lên nắm quyền ở Iraq, hoạt động khai quật ở Nimrud đã ngừng trệ. Sau khi chế độ Saddam Hussein bị Mỹ lật đổ, di tích này rơi vào trạng thái ít được bảo vệ do bất ổn chính trị, khiến nhiều cổ vật bị thất thoát. Tình hình càng trở nên tồi tệ khi tổ chức nhà nước Hồi giáo phiến quân IS kiểm soát Nimrud vào năm 2014.Vào ngày 5/3 vừa qua, quân đội IS bắt đầu phá hủy Nimrud do sự tồn tại của di tích "vi phạm luật Hồi giáo". UNESCO đã lên án hành động này là “tội ác chiến tranh”.
Tọa lạc bên bờ sông Tigris ở khu vực miền Bắc Iraq hiện nay, thành phố cổ Nimrud là di chỉ khảo cổ học quan trọng hàng đầu của nền văn minh Lưỡng Hà ở khu vực Trung Đông.
Thành phố này được thành lập vào khoảng năm 1300 TCN và đã giữ vai trò kinh đô của vương quốc Assyria trong khoảng 150 năm.
Tàn tích của Nimrud được các nhà khảo cổ phương Tây phát hiện vào năm 1820. Những cuộc khai quật đầu tiên ở đây được tiến hành vào những năm 1840.
Vào thời điểm đó, các nhà khảo cổ đã làm phát lộ các bức tường thành, nền móng lâu đài cùng rất nhiều tượng và đồ đồ tạo tác nhỏ.
Sau đó các cuộc nghiên cứu đã bị ngưng lại trong nhiều thập kỷ. Phải tới năm 1949, nhà khảo cổ Max Mallowan (chồng nữ văn sĩ truyện trinh thám Agatha Christie) mới tiến hành các cuộc khai quật mới.
Kể từ đó cho đến thập kỷ 1980, hơn 600 hiện vật đã được khai quật và quy tụ trong bộ sưu tập “di sản Nimrud” - được giới khảo cổ mô tả là “phát hiện có ý nghĩa nhất kể từ khi tìm thấy lăng mộ Pharaoh Tutankhamun ở Ai Cập hồi năm 1923.
Những hiện vật vô giá này là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của đế chế Assyria cách đây 3.000 năm.
Sau khi nhà lãnh đạo Saddam Hussein lên nắm quyền ở Iraq, hoạt động khai quật ở Nimrud đã ngừng trệ. Sau khi chế độ Saddam Hussein bị Mỹ lật đổ, di tích này rơi vào trạng thái ít được bảo vệ do bất ổn chính trị, khiến nhiều cổ vật bị thất thoát. Tình hình càng trở nên tồi tệ khi tổ chức nhà nước Hồi giáo
phiến quân IS kiểm soát Nimrud vào năm 2014.
Vào ngày 5/3 vừa qua, quân đội IS bắt đầu phá hủy Nimrud do sự tồn tại của di tích "vi phạm luật Hồi giáo". UNESCO đã lên án hành động này là “tội ác chiến tranh”.