Nằm ở trung tâm thành phố Himeji, tỉnh Hyogo, lâu đài Himeji là một tòa lâu đài cổ nổi tiếng bậc nhất của Nhật Bản.Theo các tài liệu còn lưu giữ thì lâu đài bắt đầu được xây dựng vào năm 1333 dưới sự giám sát của Norimura Akamatsu - người đứng đầu quận Harima và năm 1346, con trai của ông, Sadanori tiếp tục xây dựng để mở rộng công trình này.Năm 1601, Terumasa Ikeda bắt đầu đào ba hào xung quanh thành và cuối cùng đã hoàn thành nó vào năm 1609. Sau Ikedas, Tadamasa Honda đã xây dựng thêm một số bức tường ở phía Tây.Khoảng năm 1618, diện mạo lâu đài về cơ bản định hình như ngày nay.Về tổng thể, lâu đài Himeji là một là một khu phức hợp gồm 83 tòa nhà bằng gỗ tọa lạc trên một khu đất cao bằng phẳng, bao quanh bởi tường thành đá dài trên dưới 1km. Theo ước tính, khoảng 36 tấn gỗ được sử dụng để xây dựng công trình.Lâu đài cũng được biết đến với tên Hakurojo hay Shirasagijo, nghĩa là lâu đài Hạc trắng do được sơn phủ một lớp màu trắng bên ngoài. Lớp sơn này làm từ thạch cao, có tác dụng chống cháy cho các cấu trúc gỗ.Nhìn từ trên xuống, có thể thấy bình diện lâu đài Himeji như một ốc đảo hình bầu dục. Viền bên ngoài là một hào nước sâu, bao quanh lâu đài là một bức tường đá, rồi đến một dải cây, chủ yếu là tùng bách viền quanh. Ngoài cùng, bao bọc lấy cả lâu đài là một khu công viên rộng rãi.Điểm nhấn của lâu đài là tòa tháp chính kỳ vĩ gồm một tầng hầm và 5 tầng nổi vườn lên trời xanh.Là một pháo đài phòng thủ, tầng dưới cùng của lâu đài có rất ít cổng, làm bằng gỗ, then cài cửa đóng kiên cố. Những trụ cửa cũng như bệ đỡ cửa được làm từ những khối đá to, chạm khắc hoa văn cầu kỳ.Hệ thống cửa, hành lang và tường bao của lâu đài được thiết kế như một mê cung được phỏng thủ cẩn mật để đối phó với những kẻ xâm nhập.Ở bên trong, lâu đài được chống đỡ bằng những chiếc cột gỗ có đường kính lớn. Có những cột to bằng gỗ bách được xác định niên đại cách đây 800 năm. Các xà ngang, xà dọc cũng được làm từ gỗ, ngay cả những vách ngăn cũng được làm từ những ván gỗ xẻ, không sơn mà vẫn mang màu tự nhiên của vỏ gỗ.Kỹ thuật liên kết giữa các cột và xà cũng là kỹ thuật ghép mộng, không dùng đến đinh ốc. Đặc biệt, cầu thang nối các tầng được thiết kế không trùng nhau ở cùng một vị trí toạ độ mà được bố trí rải rác tạo nên những góc hiểm giúp cho công việc phòng thủ lợi hại.Cấu trúc bên trong lâu đài gồm nhiều căn phòng có kiến trúc khá nhất quán, thông nhau bởi các lối quanh co, gồm phòng dành cho tướng lĩnh, phòng cho binh sĩ và phòng dành cho phụ nữ. Đặc biệt, có một toà án nhỏ, nơi dành riêng cho các hiệp sĩ Samurai làm lễ tự vẫn theo nghi thức Seppuku.Lâu đài có rất ít cửa sổ có thể mở, mà chỉ có những cửa sổ hẹp hình chữ nhật, để tránh sự xâm nhập từ bên ngoài của các thích khách.Nét đẹp kiến trúc của lâu đài Himeji, ngoài kết cấu gỗ, còn thể hiện ở các tầng mái ngói ống, đầu mái cũng như diềm mái được trang trí hoa văn hoa lá thanh thoát, được tạo ra từ cách dập nổi hoa văn từ trước khi nung. Những viên ngói này cho thấy kỹ thuật chế tạo vật liệu xây dựng ở trình độ cao, chỉn chu mà mực thước của người thợ thủ công Nhật Bản.Trong nhiều thế kỷ tồn tại, thành Himeji chưa bao giờ bị hư hại bởi các cuộc tấn công, kể cả trong chiến tranh thế giới thứ hai. Vì vậy, đây là một công trình được bảo tồn tuyệt hảo.Là một điển hình còn sót lại, tiêu biểu cho kiến trúc lâu đài Nhật Bản, lâu đài Himeji cùng với lâu đài Matsumoto và Kumamoto hợp thành "Ba tòa thành quý của quốc gia". Trong đó, thì Himeji là công trình nổi tiếng nhất.Tòa lâu đài tuyệt đẹp này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.
Nằm ở trung tâm thành phố Himeji, tỉnh Hyogo, lâu đài Himeji là một tòa lâu đài cổ nổi tiếng bậc nhất của Nhật Bản.
Theo các tài liệu còn lưu giữ thì lâu đài bắt đầu được xây dựng vào năm 1333 dưới sự giám sát của Norimura Akamatsu - người đứng đầu quận Harima và năm 1346, con trai của ông, Sadanori tiếp tục xây dựng để mở rộng công trình này.
Năm 1601, Terumasa Ikeda bắt đầu đào ba hào xung quanh thành và cuối cùng đã hoàn thành nó vào năm 1609. Sau Ikedas, Tadamasa Honda đã xây dựng thêm một số bức tường ở phía Tây.
Khoảng năm 1618, diện mạo lâu đài về cơ bản định hình như ngày nay.
Về tổng thể, lâu đài Himeji là một là một khu phức hợp gồm 83 tòa nhà bằng gỗ tọa lạc trên một khu đất cao bằng phẳng, bao quanh bởi tường thành đá dài trên dưới 1km. Theo ước tính, khoảng 36 tấn gỗ được sử dụng để xây dựng công trình.
Lâu đài cũng được biết đến với tên Hakurojo hay Shirasagijo, nghĩa là lâu đài Hạc trắng do được sơn phủ một lớp màu trắng bên ngoài. Lớp sơn này làm từ thạch cao, có tác dụng chống cháy cho các cấu trúc gỗ.
Nhìn từ trên xuống, có thể thấy bình diện lâu đài Himeji như một ốc đảo hình bầu dục. Viền bên ngoài là một hào nước sâu, bao quanh lâu đài là một bức tường đá, rồi đến một dải cây, chủ yếu là tùng bách viền quanh. Ngoài cùng, bao bọc lấy cả lâu đài là một khu công viên rộng rãi.
Điểm nhấn của lâu đài là tòa tháp chính kỳ vĩ gồm một tầng hầm và 5 tầng nổi vườn lên trời xanh.
Là một pháo đài phòng thủ, tầng dưới cùng của lâu đài có rất ít cổng, làm bằng gỗ, then cài cửa đóng kiên cố. Những trụ cửa cũng như bệ đỡ cửa được làm từ những khối đá to, chạm khắc hoa văn cầu kỳ.
Hệ thống cửa, hành lang và tường bao của lâu đài được thiết kế như một mê cung được phỏng thủ cẩn mật để đối phó với những kẻ xâm nhập.
Ở bên trong, lâu đài được chống đỡ bằng những chiếc cột gỗ có đường kính lớn. Có những cột to bằng gỗ bách được xác định niên đại cách đây 800 năm. Các xà ngang, xà dọc cũng được làm từ gỗ, ngay cả những vách ngăn cũng được làm từ những ván gỗ xẻ, không sơn mà vẫn mang màu tự nhiên của vỏ gỗ.
Kỹ thuật liên kết giữa các cột và xà cũng là kỹ thuật ghép mộng, không dùng đến đinh ốc. Đặc biệt, cầu thang nối các tầng được thiết kế không trùng nhau ở cùng một vị trí toạ độ mà được bố trí rải rác tạo nên những góc hiểm giúp cho công việc phòng thủ lợi hại.
Cấu trúc bên trong lâu đài gồm nhiều căn phòng có kiến trúc khá nhất quán, thông nhau bởi các lối quanh co, gồm phòng dành cho tướng lĩnh, phòng cho binh sĩ và phòng dành cho phụ nữ. Đặc biệt, có một toà án nhỏ, nơi dành riêng cho các hiệp sĩ Samurai làm lễ tự vẫn theo nghi thức Seppuku.
Lâu đài có rất ít cửa sổ có thể mở, mà chỉ có những cửa sổ hẹp hình chữ nhật, để tránh sự xâm nhập từ bên ngoài của các thích khách.
Nét đẹp kiến trúc của lâu đài Himeji, ngoài kết cấu gỗ, còn thể hiện ở các tầng mái ngói ống, đầu mái cũng như diềm mái được trang trí hoa văn hoa lá thanh thoát, được tạo ra từ cách dập nổi hoa văn từ trước khi nung. Những viên ngói này cho thấy kỹ thuật chế tạo vật liệu xây dựng ở trình độ cao, chỉn chu mà mực thước của người thợ thủ công Nhật Bản.
Trong nhiều thế kỷ tồn tại, thành Himeji chưa bao giờ bị hư hại bởi các cuộc tấn công, kể cả trong chiến tranh thế giới thứ hai. Vì vậy, đây là một công trình được bảo tồn tuyệt hảo.
Là một điển hình còn sót lại, tiêu biểu cho kiến trúc lâu đài Nhật Bản, lâu đài Himeji cùng với lâu đài Matsumoto và Kumamoto hợp thành "Ba tòa thành quý của quốc gia". Trong đó, thì Himeji là công trình nổi tiếng nhất.
Tòa lâu đài tuyệt đẹp này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.