Các đặc sản này nằm trong hành trình quảng bá món ăn của Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đề cử lên Tổ chức Kỷ lục châu Á. Đây là những món ăn đặc sản có sự độc đáo, riêng biệt đến từ các vùng miền của Việt Nam, bao gồm: 1. Bánh đậu xanh Hải Dương: Ra đời vào đầu thế kỷ 20, hiện nay, bánh đậu xanh Hải Dương được phổ biến rộng rãi. Trong mỗi dịp lễ Tết, bánh đậu xanh Hải Dương luôn được lựa chọn để làm quà tặng, bày biện và thưởng thức. 2. Chè Thái Nguyên: Do được trồng ở nơi có khí hậu mát mẻ, cùng với nguồn nước trong lành từ núi Tam Đảo chảy xuống và đất đai phì nhiêu nên giống chè Thái Nguyên có vị thơm ngát tự nhiên, đậm nước, nước vàng sánh màu mật ong… Chè Thái đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, được xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.3. Quế Trà Bồng (Quảng Ngãi): Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất Trà Bồng những đặc tính riêng để cho ra đời một loại quế năng suất và chất lượng cao. Việc chọn hạt, trồng cây, chăm cây đến thu hoạch vỏ quế… đều hết sức công phu, vất vả và tỉ mỉ. Từ đó cho ra đời loại quế thành phẩm chất lượng cao. Quế có thể dùng để làm nguyên liệu trong món ăn, vừa làm thành những đồ vật đặc trưng mang tính mỹ nghệ có mùi thơm dễ chịu để trưng bày.
4. Sâm Ngọc Linh (Kon Tum). Đây là loại thảo dược hiếm, quý và chất lượng cao, đang được nghiên cứu, ứng dụng để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống con người. Sinh ra từ núi rừng Ngọc Linh ở độ cao nhất định, còn giữ được nhiều nét hoang sơ, sâm Ngọc Linh mang những đặc tính vượt trội hơn những loại sâm khác.
5. Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk): Được đánh giá là có chất lượng cao và có hương vị đặc trưng, cà phê Buôn Ma Thuột luôn có hàm hượng caffeine cao hơn nhiều so với các loại cà phê khác.6. Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng (Tây Ninh): Bánh được làm ra từ sự khéo léo của người thợ và những tinh túy của vùng đất, trải qua sự thấm bền của sương nắng để tạo ra phẩm chất đặc biệt không lẫn với vùng khác. 7. Bánh phồng sữa dừa (Bến Tre): Bánh ăn giòn tan, thơm, béo mùi dừa… mà không nơi nào có được. Bánh được làm chủ yếu từ dừa, bột gạo, pha với bột sắn, nước, đường, mè, đậu xanh, lá dứa, sầu riêng… 8. Hạt tiêu Phú Quốc (Kiên Giang): Tiêu Phú Quốc chất lượng hơn những loại tiêu khác nhờ khí hậu, thổ nhưỡng trên hòn đảo ngọc này. Tiêu ở đây mẩy, hạt chắc, đều hạt, cay và thơm nồng… Tiêu Phú Quốc hiện đã có mặt trên 30 nước trên thế giới.
Các đặc sản này nằm trong hành trình quảng bá món ăn của Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đề cử lên Tổ chức Kỷ lục châu Á. Đây là những món ăn đặc sản có sự độc đáo, riêng biệt đến từ các vùng miền của Việt Nam, bao gồm: 1. Bánh đậu xanh Hải Dương: Ra đời vào đầu thế kỷ 20, hiện nay, bánh đậu xanh Hải Dương được phổ biến rộng rãi. Trong mỗi dịp lễ Tết, bánh đậu xanh Hải Dương luôn được lựa chọn để làm quà tặng, bày biện và thưởng thức.
2. Chè Thái Nguyên: Do được trồng ở nơi có khí hậu mát mẻ, cùng với nguồn nước trong lành từ núi Tam Đảo chảy xuống và đất đai phì nhiêu nên giống chè Thái Nguyên có vị thơm ngát tự nhiên, đậm nước, nước vàng sánh màu mật ong… Chè Thái đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, được xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
3. Quế Trà Bồng (Quảng Ngãi): Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất Trà Bồng những đặc tính riêng để cho ra đời một loại quế năng suất và chất lượng cao. Việc chọn hạt, trồng cây, chăm cây đến thu hoạch vỏ quế… đều hết sức công phu, vất vả và tỉ mỉ. Từ đó cho ra đời loại quế thành phẩm chất lượng cao. Quế có thể dùng để làm nguyên liệu trong món ăn, vừa làm thành những đồ vật đặc trưng mang tính mỹ nghệ có mùi thơm dễ chịu để trưng bày.
4. Sâm Ngọc Linh (Kon Tum). Đây là loại thảo dược hiếm, quý và chất lượng cao, đang được nghiên cứu, ứng dụng để phục vụ tốt nhất cho cuộc sống con người. Sinh ra từ núi rừng Ngọc Linh ở độ cao nhất định, còn giữ được nhiều nét hoang sơ, sâm Ngọc Linh mang những đặc tính vượt trội hơn những loại sâm khác.
5. Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk): Được đánh giá là có chất lượng cao và có hương vị đặc trưng, cà phê Buôn Ma Thuột luôn có hàm hượng caffeine cao hơn nhiều so với các loại cà phê khác.
6. Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng (Tây Ninh): Bánh được làm ra từ sự khéo léo của người thợ và những tinh túy của vùng đất, trải qua sự thấm bền của sương nắng để tạo ra phẩm chất đặc biệt không lẫn với vùng khác.
7. Bánh phồng sữa dừa (Bến Tre): Bánh ăn giòn tan, thơm, béo mùi dừa… mà không nơi nào có được. Bánh được làm chủ yếu từ dừa, bột gạo, pha với bột sắn, nước, đường, mè, đậu xanh, lá dứa, sầu riêng…
8. Hạt tiêu Phú Quốc (Kiên Giang): Tiêu Phú Quốc chất lượng hơn những loại tiêu khác nhờ khí hậu, thổ nhưỡng trên hòn đảo ngọc này. Tiêu ở đây mẩy, hạt chắc, đều hạt, cay và thơm nồng… Tiêu Phú Quốc hiện đã có mặt trên 30 nước trên thế giới.