Làng Đa Chất (xã Đại
Xuyên, huyện Phú Xuyên Hà Nội) có một phiến đá kỳ lạ nằm giữa đường
làng. Phiến đá có tên là đá Bà Bổi, có màu xanh xám nổi bật giữa con
đường trải bê tông. Rất nhiều câu chuyện được đồn đại quanh phiến đá, dù
có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng vô cùng bí ẩn. Ảnh: GDVN.
Điển hình là chuyện trong thời
gian bê tông hóa đường làng, dân làng di dời phiến đá Bà Bổi để làm
đường cho đẹp. Ngay sau đó cả làng liên tiếp dính phải những tai họa như
dịch đau mắt cả làng, chó dại, rồi thanh niên bị tai nạn khi đi xe máy
qua nơi phiến đá bị di dời. Sau khi phiến đá được đưa về vị trí cũ thì
những tai ương đó đột ngột chấm dứt… Ở ấp Chợ Cũ, huyện Mỹ
Xuyên, tỉnh Sóc Trăng từ bao đời nay tồn tại một ngôi chùa lạ, trên
cổng ghi dòng chữ "Ba Thắc Cổ Miếu". Điều đặc biệt là trên ban thờ chỉ
có một viên đá có hình dạng đầu người, được gọi là ông Bak Sak. Lạ lùng
hơn, dưới nền đất trước sân chùa có rất nhiều hài cốt, hàng chục bộ đã
phát lộ sau các mùa mưa.
Nguồn gốc của “ông Bak Sak” hiện vẫn
là một ẩn số. Có người cho rằng ông là phò mã Lào lưu vong đã đến
khai khẩn khu vực. Cũng có giả thuyết cho rằng ông là người Kh’mer hoặc
Hoa đến lập nghiệp và qua đời tại đây. Vì sao viên đá lại là tượng
trưng cho ông Bak Sak và nấm mộ tập thể ở sân chùa có nguồn gốc từ đâu,
đến nay vẫn chưa có lý giải rõ ràng. Ở huyện Mường Tè,
Lai Châu có một khối đá trắng rất lớn, nằm ngay trên đường biên giới,
được người Hà Nhì tôn thờ. Theo người địa phương, khối đá này có hình
dáng một người già đang ngồi, mặt ngoảnh về phía Đông Nam, tên là ông Pú
Tư. Hòn đá rất linh thiêng, và đặc biệt là rất mê thuốc lào. Ảnh: VTC.
Người dân thờ cúng khối đá như phúc
thần, luôn tin rằng thành tâm cầu gì là được nấy. Nhưng ai cầu cúng cũng
phải có thuốc lào vì sợ bị quở phạt nếu không đúng phép tắc. Cũng không
ai rõ tại sao bắt buộc phải cúng bằng thuốc lào, Nhưng lâu rồi thì
thành lệ… Dân xã Yang Tao
(Huyện Lăk- Đăk Lăk) luôn lưu truyền câu chuyện về những hòn đá “chuyển
mình” quanh khu vực hồ Lăk. Đó là hai hòn đá khổng lồ nằm cách nhau
khoảng 5 cây số, gọi là đá voi cha và đá voi mẹ. Theo lời kể, nhiều
người thuộc thế hệ trước đã chứng kiến sự dịch chuyển của đá sau mỗi
đêm, để lại các vệt dài như mương nước. Ảnh: VTC.
Kỳ lạ hơn, đá còn có thể chuyển từ
dạng lỏng như đất bùn sang cứng như thép. Điều này gắn với một truyền
thuyết về việc đá voi cha đã “cuốn” theo một cô gái trẻ đẹp về làm vợ
khi chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Người dân địa phương tin rằng các
hòn đá chính là Giàng của buôn làng về phù hộ cho họ. Đền Sinh thuộc vùng đất cổ An Mô, xã
Lê Lợi, huyện Chí Linh - Hải Dương được biết đến như nơi thờ một khối đá
có hình một phụ nữ trong tư thế sinh nở. Đây là một khối đá tự nhiên,
cao khoảng 3m, rộng bằng 2 chiếc chiếu. Theo giải thích của dân làng, đây là
thạch mẫu đã hạ sinh Đức thánh Phi Bồng. Khối đá tròn nằm ở vị trí trên
cùng là đầu, khối đá phía dưới là bầu ngực, hai khối đá lớn, dài hai bên
là đầu gối, ở giữa hai đầu gối có hai khối đá tượng trưng nơi sinh nở
và bào thai đang chào đời. Hai khối đá mé ngoài cùng là bàn chân. (Ảnh:
Báo Hải Dương). Ở xã Thanh Lộc (huyện
Can Lộc , tỉnh Hà Tĩnh) có một hòn đá linh thiêng được tôn thờ như là
báu vật, được lập ban thờ, xây tường rào bảo vệ và luôn có người canh
giữ. Không ai biết vì sao hòn đá từ đâu đến, chỉ biết các thế hệ đi
trước căn dặn phải thờ và bảo vệ đá.
Kỳ lạ là hễ ai mất trâu bò, của cải,
ra thắp hương khấn vái xin “ông đá” là tự tìm thấy hoặc trâu bò mất tích
tự nhiên đi về nhà.. Người có việc phải đi xa cũng dâng lễ vật, thắp
hương xin phù hộ khởi hành bình an, công việc luôn được suôn sẻ. Học
sinh thi cử thì xin “ông đá” cho đỗ đạt… Đền Cổ Loa (Đông Anh,
Hà Nội) là nơi đang thờ một khối đá được cho là di thể của công chúa Mỵ
Châu. Khối đá này có hình rất giống một người ngồi xếp bằng, hai tay để
song song đặt lên đầu gối nhưng lại không có đầu.
Khối đá gắn với truyền thuyết rằng
trước khi chết, Mỵ Châu quỳ gối ôm chân cha mà nói: “Oan cho con lắm.
Nếu là kẻ bất trung có lòng hại cha khi chết, thân xác con sẽ hoá thành
tro bụi, bằng không hoá thành ngọc, thành đá trôi về hầu cha”. (Ảnh: Lao
động Thủ đô). Đền thờ nàng Bình
Khương, phía Đông thành nhà Hồ là nơi đang thờ một phiến đá thiêng, gắn
với một câu chuyện bi thảm trong quá trình xây thành nhà Hồ. Theo lời
kể, viên quan Trần Công Sỹ phụ trách cứ xây gần xong thì thành lại đổ
sập, không ai rõ nguyên nhân. Nghi ngờ Trần Công Sỹ có mưu làm phản, Hồ
Quý Ly đã xử tử ông… Ảnh: Petrotimes.
Vợ Trần Công Sỹ là nàng Bình Khương
tin rằng chồng mình bị chết oan nên đã đập đầu vào đá chết theo chồng.
Phiến đá mà nàng quyên sinh còn hằn nguyên vết lõm sâu in hình đầu người
và hai vệt bàn tay cào xé. Cảm thương trước người phụ nữ tiết nghĩa,
người dân địa phương đã lập đền thờ nàng ngay sát bức tường phía cửa
Đông thành An Tôn. Thời gian gần đây dư luận Việt Nam đang xôn xao vì một hòn đá lạ ở đền Hùng. Theo lời ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên là Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng, hòn đá này do một doanh nhân ngành đá quý ở Việt Nam cung tiến để hóa giải bùa yểm của người phương Bắc chôn tại đền Hùng từ thời nhà Nguyên. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng yêu cầu di dời hòn đá này khỏi đền Hùng vì nó không có giá trị lịch sử và cũng không có cơ sở khoa học nào để chứng minh nó có giá trị tâm linh. Ảnh: VnExpress.
Làng Đa Chất (xã Đại
Xuyên, huyện Phú Xuyên Hà Nội) có một phiến đá kỳ lạ nằm giữa đường
làng. Phiến đá có tên là đá Bà Bổi, có màu xanh xám nổi bật giữa con
đường trải bê tông. Rất nhiều câu chuyện được đồn đại quanh phiến đá, dù
có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng vô cùng bí ẩn. Ảnh: GDVN.
Điển hình là chuyện trong thời
gian bê tông hóa đường làng, dân làng di dời phiến đá Bà Bổi để làm
đường cho đẹp. Ngay sau đó cả làng liên tiếp dính phải những tai họa như
dịch đau mắt cả làng, chó dại, rồi thanh niên bị tai nạn khi đi xe máy
qua nơi phiến đá bị di dời. Sau khi phiến đá được đưa về vị trí cũ thì
những tai ương đó đột ngột chấm dứt…
Ở ấp Chợ Cũ, huyện Mỹ
Xuyên, tỉnh Sóc Trăng từ bao đời nay tồn tại một ngôi chùa lạ, trên
cổng ghi dòng chữ "Ba Thắc Cổ Miếu". Điều đặc biệt là trên ban thờ chỉ
có một viên đá có hình dạng đầu người, được gọi là ông Bak Sak. Lạ lùng
hơn, dưới nền đất trước sân chùa có rất nhiều hài cốt, hàng chục bộ đã
phát lộ sau các mùa mưa.
Nguồn gốc của “ông Bak Sak” hiện vẫn
là một ẩn số. Có người cho rằng ông là phò mã Lào lưu vong đã đến
khai khẩn khu vực. Cũng có giả thuyết cho rằng ông là người Kh’mer hoặc
Hoa đến lập nghiệp và qua đời tại đây. Vì sao viên đá lại là tượng
trưng cho ông Bak Sak và nấm mộ tập thể ở sân chùa có nguồn gốc từ đâu,
đến nay vẫn chưa có lý giải rõ ràng.
Ở huyện Mường Tè,
Lai Châu có một khối đá trắng rất lớn, nằm ngay trên đường biên giới,
được người Hà Nhì tôn thờ. Theo người địa phương, khối đá này có hình
dáng một người già đang ngồi, mặt ngoảnh về phía Đông Nam, tên là ông Pú
Tư. Hòn đá rất linh thiêng, và đặc biệt là rất mê thuốc lào. Ảnh: VTC.
Người dân thờ cúng khối đá như phúc
thần, luôn tin rằng thành tâm cầu gì là được nấy. Nhưng ai cầu cúng cũng
phải có thuốc lào vì sợ bị quở phạt nếu không đúng phép tắc. Cũng không
ai rõ tại sao bắt buộc phải cúng bằng thuốc lào, Nhưng lâu rồi thì
thành lệ…
Dân xã Yang Tao
(Huyện Lăk- Đăk Lăk) luôn lưu truyền câu chuyện về những hòn đá “chuyển
mình” quanh khu vực hồ Lăk. Đó là hai hòn đá khổng lồ nằm cách nhau
khoảng 5 cây số, gọi là đá voi cha và đá voi mẹ. Theo lời kể, nhiều
người thuộc thế hệ trước đã chứng kiến sự dịch chuyển của đá sau mỗi
đêm, để lại các vệt dài như mương nước. Ảnh: VTC.
Kỳ lạ hơn, đá còn có thể chuyển từ
dạng lỏng như đất bùn sang cứng như thép. Điều này gắn với một truyền
thuyết về việc đá voi cha đã “cuốn” theo một cô gái trẻ đẹp về làm vợ
khi chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Người dân địa phương tin rằng các
hòn đá chính là Giàng của buôn làng về phù hộ cho họ.
Đền Sinh thuộc vùng đất cổ An Mô, xã
Lê Lợi, huyện Chí Linh - Hải Dương được biết đến như nơi thờ một khối đá
có hình một phụ nữ trong tư thế sinh nở. Đây là một khối đá tự nhiên,
cao khoảng 3m, rộng bằng 2 chiếc chiếu.
Theo giải thích của dân làng, đây là
thạch mẫu đã hạ sinh Đức thánh Phi Bồng. Khối đá tròn nằm ở vị trí trên
cùng là đầu, khối đá phía dưới là bầu ngực, hai khối đá lớn, dài hai bên
là đầu gối, ở giữa hai đầu gối có hai khối đá tượng trưng nơi sinh nở
và bào thai đang chào đời. Hai khối đá mé ngoài cùng là bàn chân. (Ảnh:
Báo Hải Dương).
Ở xã Thanh Lộc (huyện
Can Lộc , tỉnh Hà Tĩnh) có một hòn đá linh thiêng được tôn thờ như là
báu vật, được lập ban thờ, xây tường rào bảo vệ và luôn có người canh
giữ. Không ai biết vì sao hòn đá từ đâu đến, chỉ biết các thế hệ đi
trước căn dặn phải thờ và bảo vệ đá.
Kỳ lạ là hễ ai mất trâu bò, của cải,
ra thắp hương khấn vái xin “ông đá” là tự tìm thấy hoặc trâu bò mất tích
tự nhiên đi về nhà.. Người có việc phải đi xa cũng dâng lễ vật, thắp
hương xin phù hộ khởi hành bình an, công việc luôn được suôn sẻ. Học
sinh thi cử thì xin “ông đá” cho đỗ đạt…
Đền Cổ Loa (Đông Anh,
Hà Nội) là nơi đang thờ một khối đá được cho là di thể của công chúa Mỵ
Châu. Khối đá này có hình rất giống một người ngồi xếp bằng, hai tay để
song song đặt lên đầu gối nhưng lại không có đầu.
Khối đá gắn với truyền thuyết rằng
trước khi chết, Mỵ Châu quỳ gối ôm chân cha mà nói: “Oan cho con lắm.
Nếu là kẻ bất trung có lòng hại cha khi chết, thân xác con sẽ hoá thành
tro bụi, bằng không hoá thành ngọc, thành đá trôi về hầu cha”. (Ảnh: Lao
động Thủ đô).
Đền thờ nàng Bình
Khương, phía Đông thành nhà Hồ là nơi đang thờ một phiến đá thiêng, gắn
với một câu chuyện bi thảm trong quá trình xây thành nhà Hồ. Theo lời
kể, viên quan Trần Công Sỹ phụ trách cứ xây gần xong thì thành lại đổ
sập, không ai rõ nguyên nhân. Nghi ngờ Trần Công Sỹ có mưu làm phản, Hồ
Quý Ly đã xử tử ông… Ảnh: Petrotimes.
Vợ Trần Công Sỹ là nàng Bình Khương
tin rằng chồng mình bị chết oan nên đã đập đầu vào đá chết theo chồng.
Phiến đá mà nàng quyên sinh còn hằn nguyên vết lõm sâu in hình đầu người
và hai vệt bàn tay cào xé. Cảm thương trước người phụ nữ tiết nghĩa,
người dân địa phương đã lập đền thờ nàng ngay sát bức tường phía cửa
Đông thành An Tôn.
Thời gian gần đây dư luận Việt Nam đang xôn xao vì một hòn đá lạ ở đền Hùng. Theo lời ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên là Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng, hòn đá này do một doanh nhân ngành đá quý ở Việt Nam cung tiến để hóa giải bùa yểm của người phương Bắc chôn tại đền Hùng từ thời nhà Nguyên.
Nhiều chuyên gia đã lên tiếng yêu cầu di dời hòn đá này khỏi đền Hùng vì nó không có giá trị lịch sử và cũng không có cơ sở khoa học nào để chứng minh nó có giá trị tâm linh. Ảnh: VnExpress.