Chú mèo trắng nằm lim dim trên bậc cửa của đền Bạch Mã, Hà Nội. Hình thành từ thế kỷ 9, đền Bạch Mã là ngôi đền cổ nhất, đồng thời là một trong Thăng Long Tứ Trấn của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng) – vị thần gốc của Hà Nội cổ.Em bé ngắm chú mèo đang sưởi nắng trên ô cửa đền Ngọc Sơn, Hà Nội. Nằm trên đảo Ngọc, một hòn đảo của hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn có từ thời nhà Lý, được coi là ngôi đền cổ nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội. Hậu cung của đền là nơi thờ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.Hình ảnh khác về chú mèo của đền Ngọc Sơn.Chú mèo mướp ở hội quán Quỳnh Phủ, còn gọi là chùa Bà Hải Nam, ở quận 5, TP HCM. Hội quán được xây vào khoảng năm 1824, do cộng đồng Hoa kiều gốc Hải Nam ở Chợ Lớn đóng góp tiền bạc mua đất xây dựng làm nơi tổ chức lễ hội, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.Một chú mèo khác ở hội quán Quỳnh Phủ. Nơi đây có một đàn mèo khá đông đúc.Chú mèo này là vật nuôi của hội quán Quảng Triệu, còn được gọi là Miếu Thiên Hậu hay Chùa Bà Cầu Ông Lãnh, ở quận 1, TP HCM. Hội quán này xây dựng từ năm 1877, là nơi hoạt động cộng đồng người Hoa thuộc hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.Chú mèo của Bảo tàng Lịch sử TP HCM nằm cuộn tròn trên chân bức tượng Phật Sa Đéc, một Bảo vật quốc gia có tuổi đời 17 thế kỷ. Bảo tàng Lịch sử TP HCM có tiền thân là Bảo tàng Blanchard de la Brosse, khánh thành năm 1929.Một chú mèo trên đầu máy Tự Lực số 141-158, một hiện vật lịch sử được trưng bày ở ga Sài Gòn, TP HCM. Được lắp ráp năm 1964 tại Nhà máy xe lửa Nguyễn Văn Trỗi ở Gia Lâm, Hà Nội, chiếc đầu máy này đã kéo đoàn tàu đầu tiên khai thông tuyến đường sắt Bắc Nam ngày 31/12/1976.Chú mèo mun nhỏ leo trèo trên bánh sắt của đầu máy Tự Lực số 141-158. Chiếc đầu máy lịch sử này là nơi cư ngụ của khá nhiều mèo hoang.
Mời quý độc giả xem video: Ý nghĩa những phong tục ngày Tết Việt | VTC1.
Chú mèo trắng nằm lim dim trên bậc cửa của đền Bạch Mã, Hà Nội. Hình thành từ thế kỷ 9, đền Bạch Mã là ngôi đền cổ nhất, đồng thời là một trong Thăng Long Tứ Trấn của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng) – vị thần gốc của Hà Nội cổ.
Em bé ngắm chú mèo đang sưởi nắng trên ô cửa đền Ngọc Sơn, Hà Nội. Nằm trên đảo Ngọc, một hòn đảo của hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn có từ thời nhà Lý, được coi là ngôi đền cổ nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội. Hậu cung của đền là nơi thờ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.
Hình ảnh khác về chú mèo của đền Ngọc Sơn.
Chú mèo mướp ở hội quán Quỳnh Phủ, còn gọi là chùa Bà Hải Nam, ở quận 5, TP HCM. Hội quán được xây vào khoảng năm 1824, do cộng đồng Hoa kiều gốc Hải Nam ở Chợ Lớn đóng góp tiền bạc mua đất xây dựng làm nơi tổ chức lễ hội, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Một chú mèo khác ở hội quán Quỳnh Phủ. Nơi đây có một đàn mèo khá đông đúc.
Chú mèo này là vật nuôi của hội quán Quảng Triệu, còn được gọi là Miếu Thiên Hậu hay Chùa Bà Cầu Ông Lãnh, ở quận 1, TP HCM. Hội quán này xây dựng từ năm 1877, là nơi hoạt động cộng đồng người Hoa thuộc hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Chú mèo của Bảo tàng Lịch sử TP HCM nằm cuộn tròn trên chân bức tượng Phật Sa Đéc, một Bảo vật quốc gia có tuổi đời 17 thế kỷ. Bảo tàng Lịch sử TP HCM có tiền thân là Bảo tàng Blanchard de la Brosse, khánh thành năm 1929.
Một chú mèo trên đầu máy Tự Lực số 141-158, một hiện vật lịch sử được trưng bày ở ga Sài Gòn, TP HCM. Được lắp ráp năm 1964 tại Nhà máy xe lửa Nguyễn Văn Trỗi ở Gia Lâm, Hà Nội, chiếc đầu máy này đã kéo đoàn tàu đầu tiên khai thông tuyến đường sắt Bắc Nam ngày 31/12/1976.
Chú mèo mun nhỏ leo trèo trên bánh sắt của đầu máy Tự Lực số 141-158. Chiếc đầu máy lịch sử này là nơi cư ngụ của khá nhiều mèo hoang.
Mời quý độc giả xem video: Ý nghĩa những phong tục ngày Tết Việt | VTC1.