Trong vườn Cơ Hạ ở phía Đông Hoàng thành Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ một công trình kiến trúc cổ rất độc đáo và kỳ bí. Đó là động Phước Duyên, còn có tên khác là động Đào Nguyên, một đại giả sơn theo kiểu hang động có quy mô lớn. Động nằm ở góc Tây Bắc của khu vườn, có dạng tròn xoắn ốc như một chiếc vỏ ốc, được xây đắp chủ yếu bằng gạch vồ và đá núi.Thân động được xây với nhiều cửa ra vào. Các cửa này đều không có cánh.
Bên trong động là các lối đi quanh co uốn khúc, được chiếu sáng qua những ô cửa tròn trên thân động.
Đây là nơi vui chơi ưa thích của các công chúa, hoàng tử nhà Nguyễn thời thơ ấu.
Trước mỗi cửa ra vào hay cửa sổ đều có tấm biển đá khắc chữ Hán đề tên. Ở bên trong và bên ngoài lòng động đều có lối đi thông lên đỉnh. Đỉnh động khá bằng phẳng, hiện vẫn còn dấu tích của đá cảnh xếp kiểu non bộ, có cả bàn đá để du khách nghỉ ngơi uống trà. Động cũng có một lối đi thông xuống sông Tái Vũ, sông nhân tạo nối ra Hậu Hồ. Từ động có thể dùng thuyền nhỏ đi sang Hậu Hồ và ngược lại.
Theo các nhà nghiên cứu, động Phước Duyên là động kiểu giả sơn duy nhất hiện còn trong các ngự viên của triều Nguyễn. Sự kết hợp giữa hình thức giả sơn trên cạn và thủy đạo đặt bên dưới là điểm rất độc đáo, khiến động trở nên độc nhất vô nhị ở Việt Nam.Trong quá khứ, động Phước Duyên là một thắng cảnh nổi tiếng của Hoàng thành Huế, từng được vua Thiệu Trị làm thơ ngâm vịnh. Hiện tại, động chỉ còn là một phế tích ngổn ngang gạch đá.
Việc khôi phục công trình độc đáo này sẽ đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng cùng rất nhiều thời gian và công sức.
Trong vườn Cơ Hạ ở phía Đông Hoàng thành Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ một công trình kiến trúc cổ rất độc đáo và kỳ bí. Đó là động Phước Duyên, còn có tên khác là động Đào Nguyên, một đại giả sơn theo kiểu hang động có quy mô lớn.
Động nằm ở góc Tây Bắc của khu vườn, có dạng tròn xoắn ốc như một chiếc vỏ ốc, được xây đắp chủ yếu bằng gạch vồ và đá núi.
Thân động được xây với nhiều cửa ra vào. Các cửa này đều không có cánh.
Bên trong động là các lối đi quanh co uốn khúc, được chiếu sáng qua những ô cửa tròn trên thân động.
Đây là nơi vui chơi ưa thích của các công chúa, hoàng tử nhà Nguyễn thời thơ ấu.
Trước mỗi cửa ra vào hay cửa sổ đều có tấm biển đá khắc chữ Hán đề tên.
Ở bên trong và bên ngoài lòng động đều có lối đi thông lên đỉnh.
Đỉnh động khá bằng phẳng, hiện vẫn còn dấu tích của đá cảnh xếp kiểu non bộ, có cả bàn đá để du khách nghỉ ngơi uống trà.
Động cũng có một lối đi thông xuống sông Tái Vũ, sông nhân tạo nối ra Hậu Hồ. Từ động có thể dùng thuyền nhỏ đi sang Hậu Hồ và ngược lại.
Theo các nhà nghiên cứu, động Phước Duyên là động kiểu giả sơn duy nhất hiện còn trong các ngự viên của triều Nguyễn. Sự kết hợp giữa hình thức giả sơn trên cạn và thủy đạo đặt bên dưới là điểm rất độc đáo, khiến động trở nên độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Trong quá khứ, động Phước Duyên là một thắng cảnh nổi tiếng của Hoàng thành Huế, từng được vua Thiệu Trị làm thơ ngâm vịnh. Hiện tại, động chỉ còn là một phế tích ngổn ngang gạch đá.
Việc khôi phục công trình độc đáo này sẽ đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng cùng rất nhiều thời gian và công sức.