Được phát hiện vào năm 1961, Bảo vật quốc gia - thạp đồng Đào Thịnh (hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam) là một trong những hiện vật độc đáo nhất của nền văn hóa Đông Sơn từng được biết đến từ trước đến nay.Hiện vật có niên đại vào khoảng 2.000 đến 2.500 trước, cao 98 cm, đường kính miệng 61 cm, đường kính đáy 60 cm, được làm bằng đồng, có nắp đậy. Nét đặc sắc nhất của chiếc thạp là hình tượng bốn cặp nam nữ đang giao hoan trên bốn góc nắp thạp.Hai trong bốn cặp tượng còn nguyên vẹn, thể hiện hình ảnh người đàn ông xõa tóc, đóng khố, ngang hông đeo dao găm, đóng khố, người phụ nữ mặc váy ngắn. Bộ phận sinh dục của nam giới được thể hiện rất to và rõ nét.Có thể nói rằng, không có một hiện vật nào của nền văn hóa Đông Sơn lại miêu tả cảnh người Việt cổ giao hoan chân thực và sinh động như thế.Theo cố GS Ngô Đức Thịnh, hình ảnh tính giao trên thạp đồng thể hiện quan điểm vũ trụ luận của cư dân trồng trọt rất rõ: “Họ luôn mong muốn sự sinh sôi nảy nở - điều chỉ có khi âm dương hài hòa. Trời đất mưa thuận gió hòa. Cây cối sinh sôi nảy nở...”.“....Con người cũng phải đực cái giao hòa. Cội nguồn của phồn thực là như thế. Do đó, tín ngưỡng phồn thực của người Việt thể hiện rõ trong nghi lễ mùa xuân - khi dương thịnh..."."...Người ta hay cầu mong bằng cách làm giả hình tượng âm dương. Trong những lễ nghi đó luôn có việc thực hiện qua các biểu tượng hành vi tính dục. Cái đó gọi là ma thuật bắt chước: con người làm mẫu để tự nhiên cũng bắt chước theo...”.“...Bản thân hình ảnh tính giao trên thạp đồng Đào Thịnh cũng vậy. Mong sinh sôi, người ta đã làm ra hình tính giao để trời đất cũng biết mà bắt chước. Sự phóng đại của sinh thực khí trong hình ảnh người giao hoan này cũng cho thấy sự phóng đại của tính đực”, GS Thịnh phân tích.Về đồ đồng Đông Sơn nói chung và thạp đồng Đào Thịnh nói riêng, GS Lương Ninh đánh giá cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mỹ, tư duy khá cao. Trống đồng, thạp đồng cho thấy kỹ thuật luyện đồng đạt đến đỉnh cao.Theo TS Nguyễn Việt, kiểu làm bốn khối tượng trên rìa nắp thạp khá phổ biến ở vùng văn hóa Đông Sơn trung lưu sông Hồng này. Một thạp khác là Hợp Minh có bốn chú bồ nông, thạp Vạn Thắng có bốn con hổ trong tư thế vồ ngoạm con mồi.TS Nguyễn Việt nhận xét, thạp đồng là hiện vật tiêu biểu vào loại nhất của văn hóa Đông Sơn. Diện phân bố của thạp chỉ giới hạn trong cộng đồng cư dân Đông Sơn cổ điển, tức vùng miền Bắc Việt Nam, chứ không lan tỏa rộng ra toàn vùng Đông Nam Á như trống đồng.Theo ghi nhận của các nhà khảo cổ, trong những ngôi mộ quý tộc, thạp đồng Đông Sơn luôn được chôn cất ở những vị trí quan trọng bên cạnh những đồ lễ nghi cao quý nhất... (Bài viết có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam).
Mời bạn đọc xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn VOVTV
Được phát hiện vào năm 1961, Bảo vật quốc gia - thạp đồng Đào Thịnh (hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam) là một trong những hiện vật độc đáo nhất của nền văn hóa Đông Sơn từng được biết đến từ trước đến nay.
Hiện vật có niên đại vào khoảng 2.000 đến 2.500 trước, cao 98 cm, đường kính miệng 61 cm, đường kính đáy 60 cm, được làm bằng đồng, có nắp đậy. Nét đặc sắc nhất của chiếc thạp là hình tượng bốn cặp nam nữ đang giao hoan trên bốn góc nắp thạp.
Hai trong bốn cặp tượng còn nguyên vẹn, thể hiện hình ảnh người đàn ông xõa tóc, đóng khố, ngang hông đeo dao găm, đóng khố, người phụ nữ mặc váy ngắn. Bộ phận sinh dục của nam giới được thể hiện rất to và rõ nét.
Có thể nói rằng, không có một hiện vật nào của nền văn hóa Đông Sơn lại miêu tả cảnh người Việt cổ giao hoan chân thực và sinh động như thế.
Theo cố GS Ngô Đức Thịnh, hình ảnh tính giao trên thạp đồng thể hiện quan điểm vũ trụ luận của cư dân trồng trọt rất rõ: “Họ luôn mong muốn sự sinh sôi nảy nở - điều chỉ có khi âm dương hài hòa. Trời đất mưa thuận gió hòa. Cây cối sinh sôi nảy nở...”.
“....Con người cũng phải đực cái giao hòa. Cội nguồn của phồn thực là như thế. Do đó, tín ngưỡng phồn thực của người Việt thể hiện rõ trong nghi lễ mùa xuân - khi dương thịnh...".
"...Người ta hay cầu mong bằng cách làm giả hình tượng âm dương. Trong những lễ nghi đó luôn có việc thực hiện qua các biểu tượng hành vi tính dục. Cái đó gọi là ma thuật bắt chước: con người làm mẫu để tự nhiên cũng bắt chước theo...”.
“...Bản thân hình ảnh tính giao trên thạp đồng Đào Thịnh cũng vậy. Mong sinh sôi, người ta đã làm ra hình tính giao để trời đất cũng biết mà bắt chước. Sự phóng đại của sinh thực khí trong hình ảnh người giao hoan này cũng cho thấy sự phóng đại của tính đực”, GS Thịnh phân tích.
Về đồ đồng Đông Sơn nói chung và thạp đồng Đào Thịnh nói riêng, GS Lương Ninh đánh giá cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mỹ, tư duy khá cao. Trống đồng, thạp đồng cho thấy kỹ thuật luyện đồng đạt đến đỉnh cao.
Theo TS Nguyễn Việt, kiểu làm bốn khối tượng trên rìa nắp thạp khá phổ biến ở vùng văn hóa Đông Sơn trung lưu sông Hồng này. Một thạp khác là Hợp Minh có bốn chú bồ nông, thạp Vạn Thắng có bốn con hổ trong tư thế vồ ngoạm con mồi.
TS Nguyễn Việt nhận xét, thạp đồng là hiện vật tiêu biểu vào loại nhất của văn hóa Đông Sơn. Diện phân bố của thạp chỉ giới hạn trong cộng đồng cư dân Đông Sơn cổ điển, tức vùng miền Bắc Việt Nam, chứ không lan tỏa rộng ra toàn vùng Đông Nam Á như trống đồng.
Theo ghi nhận của các nhà khảo cổ, trong những ngôi mộ quý tộc, thạp đồng Đông Sơn luôn được chôn cất ở những vị trí quan trọng bên cạnh những đồ lễ nghi cao quý nhất... (Bài viết có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam).