Bộ tranh đại lễ phục nhà Nguyễn được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế (15A Lê Lợi) trong suốt mùa Festival Huế 2014.
Bộ tranh đại lễ phục triều Nguyễn được phác thảo qua bàn tay tài hoa của hoạ sĩ Nguyễn Văn Nhân.
Nguyễn Văn Nhân là một họa sĩ và đồng thời cũng là một học giả uyên bác của Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Cuộc triển lãm được phối hợp tổ chức bởi nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đình Sơn, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế và Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế.
Triển lãm trưng bày 25 trong tổng số 54 bức tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân vẽ lễ phục triều Nguyễn từ quần áo của thiên tử cho đến tôn thất thời điểm đầu thế kỷ XIX.
Đây là một tập tranh quý hiếm, là tư liệu nghiên cứu văn hoá quý giá về bộ lễ phục triều Nguyễn.
25 bức tranh đã tái hiện nên một bức tranh đa dạng, phong phú về trang phục thời xưa vua quan lính hầu triều Nguyễn vẫn mặc. Tuỳ thuộc vào địa vị, chức vụ và thành phần xã hội, người Việt thời Nguyễn có những trang phục độc đáo, phù hợp với quá trình sinh hoạt, lễ nghi, triều chính hay công việc thường ngày.
Trên mỗi bức tranh đều có ghi chú các thông tin về địa vị, chức tước, phẩm hàm của các nhân vật bằng hai thứ chữ Pháp và Hán.
Toàn bộ tranh được vẽ bằng màu nước và bột màu trên giấy, kích thước 23x31cm, nền trắng khá đẹp.
Bộ tranh lễ phục triều Nguyễn của Nguyễn Văn Nhân được vẽ theo lối truyền thần, chi tiết, tỉ mỉ về cả đường nét lẫn nội dung thể hiện.
Đó là hình thức vẽ mang đầy điển tích ước lệ, chấm phá làm toát lên ý nghĩa mỗi trang phục.
Các bức tranh được kết hợp khá nhuần nhuyễn hội họa truyền thần với hội họa phương Tây mới du nhập.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn nhấn mạnh, chân dung các nhân vật qua ngọn bút tài hoa của Nguyễn Văn Nhân qua quyển sách “Đại lễ phục triều Nguyễn”.
Tất cả bộ tranh thể hiện thần thái sinh động, trung thực và một tỷ lệ nhân thể hợp lý, chuẩn xác so với tranh truyền thần của các thế hệ đi trước.
Các loại phẩm phục, trang phục hoàng gia, triều thần, binh lính… được họa sĩ miêu tả hết sức chi tiết từ màu sắc đến các hoa văn trang trí.
Bộ tranh được xem là di sản quý, là tài liệu quan trọng phục vụ nghiên cứu về trang phục cung đình Nguyễn, đặc biệt vào thời kỳ cận đại ở Việt Nam. Sức sống của mỗi bức tranh được phác hoạ đều thể hiện một sức mạnh của quyền lực.
Theo nhiều chuyên gia đánh giá, lễ phục triều Nguyễn rất đa dạng và phong phú về nội dung lẫn hình thức.
Hiện nay hầu hết các bộ lễ phục triều Nguyễn đều được lưu giữ trong các bảo tàng, lăng tẩm nhà vua.
Để hoàn thiện xong bộ lễ phục này, hoạ sĩ Nguyễn Văn Nhân đã dành một thời gian khá dài. Đây được xem như là bộ tranh lễ phục đầu tiên đầy đủ và giá trị nhất về “quốc phục” triều Nguyễn.
Để hiểu hơn về ý nghĩa của mỗi lễ phục, nhà nghiên cứu văn hoá Trần Đình Sơn đã sưu tầm, nghiên cứu và trình bày trong cuốn sách về “Đại lễ phục triều Nguyễn”.
Thuỷ tổ của hoạ sĩ Nguyễn Văn Nhân nhiều đời là người gốc Huế, có nhiều đóng góp cho sự giữ gìn, bảo tồn vốn sống quý của văn hoá Huế.
Đây được xem là một trong những hoạt động chính trong không gian văn hoá Festival Huế 2014.
Đây cũng là hình thức quảng bá, giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá quý báu của văn hoá Huế trong quá trình hội nhập.
Bộ tranh đại lễ phục nhà Nguyễn được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế (15A Lê Lợi) trong suốt mùa Festival Huế 2014.
Bộ tranh đại lễ phục triều Nguyễn được phác thảo qua bàn tay tài hoa của hoạ sĩ Nguyễn Văn Nhân.
Nguyễn Văn Nhân là một họa sĩ và đồng thời cũng là một học giả uyên bác của Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Cuộc triển lãm được phối hợp tổ chức bởi nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đình Sơn, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế và Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế.
Triển lãm trưng bày 25 trong tổng số 54 bức tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân vẽ lễ phục triều Nguyễn từ quần áo của thiên tử cho đến tôn thất thời điểm đầu thế kỷ XIX.
Đây là một tập tranh quý hiếm, là tư liệu nghiên cứu văn hoá quý giá về bộ lễ phục triều Nguyễn.
25 bức tranh đã tái hiện nên một bức tranh đa dạng, phong phú về trang phục thời xưa vua quan lính hầu triều Nguyễn vẫn mặc. Tuỳ thuộc vào địa vị, chức vụ và thành phần xã hội, người Việt thời Nguyễn có những trang phục độc đáo, phù hợp với quá trình sinh hoạt, lễ nghi, triều chính hay công việc thường ngày.
Trên mỗi bức tranh đều có ghi chú các thông tin về địa vị, chức tước, phẩm hàm của các nhân vật bằng hai thứ chữ Pháp và Hán.
Toàn bộ tranh được vẽ bằng màu nước và bột màu trên giấy, kích thước 23x31cm, nền trắng khá đẹp.
Bộ tranh lễ phục triều Nguyễn của Nguyễn Văn Nhân được vẽ theo lối truyền thần, chi tiết, tỉ mỉ về cả đường nét lẫn nội dung thể hiện.
Đó là hình thức vẽ mang đầy điển tích ước lệ, chấm phá làm toát lên ý nghĩa mỗi trang phục.
Các bức tranh được kết hợp khá nhuần nhuyễn hội họa truyền thần với hội họa phương Tây mới du nhập.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn nhấn mạnh, chân dung các nhân vật qua ngọn bút tài hoa của Nguyễn Văn Nhân qua quyển sách “Đại lễ phục triều Nguyễn”.
Tất cả bộ tranh thể hiện thần thái sinh động, trung thực và một tỷ lệ nhân thể hợp lý, chuẩn xác so với tranh truyền thần của các thế hệ đi trước.
Các loại phẩm phục, trang phục hoàng gia, triều thần, binh lính… được họa sĩ miêu tả hết sức chi tiết từ màu sắc đến các hoa văn trang trí.
Bộ tranh được xem là di sản quý, là tài liệu quan trọng phục vụ nghiên cứu về trang phục cung đình Nguyễn, đặc biệt vào thời kỳ cận đại ở Việt Nam.
Sức sống của mỗi bức tranh được phác hoạ đều thể hiện một sức mạnh của quyền lực.
Theo nhiều chuyên gia đánh giá, lễ phục triều Nguyễn rất đa dạng và phong phú về nội dung lẫn hình thức.
Hiện nay hầu hết các bộ lễ phục triều Nguyễn đều được lưu giữ trong các bảo tàng, lăng tẩm nhà vua.
Để hoàn thiện xong bộ lễ phục này, hoạ sĩ Nguyễn Văn Nhân đã dành một thời gian khá dài.
Đây được xem như là bộ tranh lễ phục đầu tiên đầy đủ và giá trị nhất về “quốc phục” triều Nguyễn.
Để hiểu hơn về ý nghĩa của mỗi lễ phục, nhà nghiên cứu văn hoá Trần Đình Sơn đã sưu tầm, nghiên cứu và trình bày trong cuốn sách về “Đại lễ phục triều Nguyễn”.
Thuỷ tổ của hoạ sĩ Nguyễn Văn Nhân nhiều đời là người gốc Huế, có nhiều đóng góp cho sự giữ gìn, bảo tồn vốn sống quý của văn hoá Huế.
Đây được xem là một trong những hoạt động chính trong không gian văn hoá Festival Huế 2014.
Đây cũng là hình thức quảng bá, giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá quý báu của văn hoá Huế trong quá trình hội nhập.